Thứ Năm, 28/11/2024
Thế giới
Thứ Năm, 8/11/2012 14:27'(GMT+7)

Khai mạc Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc thứ 18

Đại hội đảng Cộng sản lần thứ 18 của Trung Quốc sáng nay khai mạc tại Bắc Kinh. Ảnh: Xinhua

Đại hội đảng Cộng sản lần thứ 18 của Trung Quốc sáng nay khai mạc tại Bắc Kinh. Ảnh: Xinhua

Một trong những nội dung chính của Đại hội khai mạc ngày 8/11 là tập trung thảo luận về cuộc chiến chống tham nhũng.

Người phát ngôn báo chí Đại hội 18 của Đảng Cộng sản Trung Quốc Thái Danh Chiếu khẳng định Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 18 của Đảng Cộng sản Trung Quốc là một kỳ Đại hội đặc biệt quan trọng được triệu tập trong thời kỳ then chốt xây dựng toàn diện xã hội, đi sâu cải cách mở cửa, đẩy nhanh chuyển biến phương thức phát triển kinh tế.

Các tổ chức truyền thông hàng đầu của Trung Quốc, trong đó có Đài phát thanh Quốc gia Trung Quốc và Đài truyền hình trung ương Trung Quốc, truyền trực tiếp lễ khai mạc. Đài phát thanh Quốc tế Trung Quốc cũng sẽ truyền trực tiếp lễ khai mạc bằng nhiều thứ tiếng, trong đó có tiếng Trung Quốc, Anh, Pháp, Đức, Tây Ban Nha, Nga, Nhật Bản, Arập, Mông Cổ và Hàn Quốc. Tường thuật trực tiếp về lễ khai mạc cũng   được đăng tải trên trang mạng của Tân Hoa Xã, Nhân dân Nhật báo và trang web của chính phủ.

Tại phiên họp trù bị ngày 7/11 cho Đại hội 18, các đại biểu đã thành lập Ban Thư ký Đại hội với các nhiệm vụ cụ thể, đồng thời chỉ định ông Tập Cận Bình làm Tổng Thư ký Đại hội.

Phiên họp cũng thống nhất chương trình nghị sự của Đại hội với 4 nội dung cơ bản là: Nghe và xem xét báo cáo do Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 17 trình; Xem xét báo cáo công tác của Ủy ban Thanh tra Kỷ luật Trung ương (CCDI); Thảo luận và thông qua sửa đổi Điều lệ Đảng; Bầu Ủy ban trung ương và CCDI lần thứ 18.

40 đơn vị bầu cử trên toàn Trung Quốc đã bầu ra 2.270 đại biểu tham dự Đại hội. Sau khi Ủy ban thẩm tra tư cách đại biểu, trong đó hai đại biểu bị chết do bệnh, vì vậy tham dự Đại hội 18 sẽ có 2.268 đại biểu. Số đại biểu này đại diện cho hơn 82 triệu đảng viên và hơn 4 triệu tổ chức đảng cơ sở, có tính tiên tiến và tính đại diện tương đối mạnh./.

(Vietnam+)
Phản hồi

Các tin khác

G-20 sẽ làm mọi điều để vực dậy kinh tế toàn cầu

G-20 sẽ làm mọi điều cần thiết để tăng cường sức khỏe chung và tăng trưởng của kinh tế toàn cầu; thừa nhận tăng trưởng trên toàn cầu vẫn còn khiêm tốn và các nguy cơ kinh tế phát triển chậm lại tăng lên; hoan nghênh việc ra đời Cơ cấu Ổn định châu Âu (ESM) và các biện pháp chính sách do Ngân hàng Trung ương châu Âu và các nước châu Âu thực hiện. Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi sẽ đảm bảo tốc độ củng cố tài chính phù hợp với việc hỗ trợ phục hồi kinh tế; tuyên bố Mỹ sẽ thận trọng xác định tốc độ thắt chặt tài chính để duy trì tài chính công, tránh giảm mạnh ngân sách trong năm 2013; kêu gọi Nhật Bản tiếp tục củng cố tài chính trong trung hạn. Nhóm cũng tuyên bố các nền kinh tế phát triển đã nhất trí xác định mục tiêu tỷ lệ nợ/GDP cụ thể của các nước sau năm 2016; quyết tâm tiến nhanh hơn tới các hệ thống hối đoái do thị trường định đoạt và linh hoạt tỷ giá hối đoái; Tuyên bố bất ổn quá thái của các dòng tài chính và các tỷ giá hối đoái hỗn loạn tác động bất lợi tới sự ổn định kinh tế và tài chính; hoan nghênh quá trình tiếp tục củng cố các nguồn lực của Quĩ Tiền tệ Quốc tế (IMF); nhất trí thực hiện các biện pháp cần thiết nhằm thực thi đầy đủ chuẩn tương xứng vốn ngân hàng Basel III; thừa nhận những ảnh hưởng bất lợi của bất ổn quá thái về giá hàng hóa. Đây là phiên họp cuối cùng của G-20 dưới sự điều hành của Mexico. Nga là quốc gia tiếp nhận chức chủ tịch G-20 trong năm 2013 và Australia tiếp quản từ tay Nga trong năm 2014./. (Vietnam+)

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất