Thứ Bảy, 5/10/2024
Kinh tế
Thứ Hai, 18/4/2011 21:0'(GMT+7)

Khôi phục lòng tin của người Việt Nam vào đồng nội tệ

Niềm tin vào đồng nội tệ sẽ ngăn chặn dòng vốn chạy ra nước ngoài

Niềm tin vào đồng nội tệ sẽ ngăn chặn dòng vốn chạy ra nước ngoài

“Việc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam áp dụng trần lãi suất huy động đối với ngoại tệ 3%/năm, là bước đi đầu tiên và đúng đắn để giúp ngăn chặn nguy cơ đô la hóa, chậm dứt hoạt động buôn bán ngoại tệ tại thị trường tự do và gia tăng việc lưu trữ vàng”. Đây là nhận định của giáo sư Michel Henry Bouchet đưa ra tại hội thảo về quản lý ngoại hối, do Trung tâm Pháp – Việt đào tạo và quản lý tổ chức, diễn ra sáng 18/4 tại Hà Nội.

Thuyết trình tại hội thảo Giáo sư Michel Henry Bouchet - chuyên gia Pháp về lĩnh vực ngân hàng quốc tế đánh giá cao việc Ngân hàng Nhà nước áp dụng trần lãi suất huy động đối với ngoại tệ là 3%/năm, đồng thời nhận định: Việc làm cho tiền đồng Việt Nam mạnh lên là vấn đề liên quan đến lòng tin lâu dài vào triển vọng phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam. Điều này đòi hỏi việc ngăn chặn dòng vốn chạy ra nước ngoài, giảm thâm hụt thương mại, tăng dự trữ trong khi phát triển thị trường vốn trong nước và khôi phục lòng tin của người dân vào đồng nội tệ.

Giáo sư Michel Henry Bouchet cũng đưa ra góc nhìn tổng thể của các cơ quan quốc tế về nền kinh tế Việt Nam. Cụ thể, đánh giá mức độ tin cậy đối với nền kinh tế, theo tạp chí Insitutional investor, trong năm 2010 -2011, Việt Nam đứng cao hơn, Pakistan, Srilanka, Lào, Campuchia đứng ở vị trí 76; xét về chỉ số tín nhiệm về đầu tư trực tiếp của nước ngoài Việt Nam đứng ở vị trí 12…

Giáo sư Michel Henry Bouchet cho biết thêm, Việt Nam đang có tốc độ tăng trưởng GDP cần thiết nhưng vẫn chưa đủ để đảm bảo phát triển bền vững. Dòng vốn chạy ra nước ngoài bộc lộ những yếu kém trong quản lý. Việc quản lý tỷ giá hối đoái nên linh hoạt hơn, phản ánh tiền tệ của các đối tác thương mại, để tỷ giá hối đoái thực chất và hiệu quả. Điều này đòi hỏi cần phải tăng cường công tác quản lý và tăng cường sự minh bạch.

Tại hội thảo, các đại biểu đều cho rằng, để tăng tính cạnh tranh của tiền đồng Việt Nam thì cần phải có nhiều chính sách kích thích xuất khẩu và thu hút dòng vốn đầu tư của nước ngoài, và việc giảm tỷ giá quy đổi tiền đồng Việt Nam và đồng USD không có ý nghĩa nhiều nếu tỷ giá hối đoái thực tế không mang tính cạnh tranh hơn./.

 VOVnews

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất