Thứ Năm, 3/10/2024
Tin hoạt động
Thứ Năm, 7/10/2010 8:4'(GMT+7)

Khởi quay bộ phim truyền hình lịch sử “Cuộc vượt ngục thần kỳ”

Phần mộ liệt sĩ anh hùng Võ Thị Sáu tại nghĩa trang Hàng Dương - Côn Đảo

Phần mộ liệt sĩ anh hùng Võ Thị Sáu tại nghĩa trang Hàng Dương - Côn Đảo

"Cuộc vượt ngục thần kỳ" là một bộ phim truyền hình dài tập phản ánh cuộc chiến đấu anh dũng, bất khuất của các chiến sĩ Cách mạng đã từng bị địch bắt bớ giam cầm, tra tấn, sát hại nhưng đã đấu tranh anh dũng, quật cường tại nhà tù Côn Đảo. Bằng tài trí, thông minh, đoàn kết, họ đã biến nhà tù thành trường học Cách mạng, tìm mọi cách để vượt ngục trở về chiến đấu cùng đồng chí đồng đội.

Tác giả kịch bản, đạo diễn Đinh Thiên Phúc; Đạo diễn: NSƯT Vũ Xuân Hưng; Quay phim: NSƯT Vũ Quốc Tuấn; Chủ nhiệm phim: Cổ Khắc Ứng; GĐSX: NSƯT Vương Đức. Dự kiến bộ phimCuộc vượt ngục thần kỳ” sẽ khởi quay tại Côn Đảo vào đầu tháng 11/2010. Những tập phim đầu tiên sẽ hoàn thành để chiếu phục vụ công chúng trong cả nước trên sóng truyền hình HTV vào dịp kỷ niệm 81 năm ngày thành lập Đảng cộng sản Việt Nam (3/2/1930 – 3/2/2011) chào mừng Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI.

Côn Đảo, mảnh đất thiêng liêng của Tổ quốc ta, giàu đẹp và thơ mộng nhưng gần trăm năm nay, nơi đây các thế lực xâm lăng, phản động đã biến Côn Đảo trở thành một “địa ngục trần gian”. Hàng vạn các nhà chí sĩ yêu nước, các chiến sĩ Cách mạng qua các thời kỳ chống Pháp, chống Mỹ xâm lược đã bị địch bắt bớ, giam hãm tù đày tại Côn Đảo. Mỗi thước đất của Côn Đảo thấm đẫm máu đào của các bậc tiền nhân từ Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng, Tôn Đức Thắng, Lê Hồng Phong, Nguyễn Thị Minh Khai, Ngô Gia Tự, Lê Duẩn …Nhắc tới Côn Đảo, mỗi chúng ta đều nhớ tới tấm gương nghĩa liệt của người anh hùng Võ Thị Sáu và lớp lớp những người chiến sĩ cách mạng trong những năm kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ đã kiên cường đấu tranh anh dũng để khẳng định khí tiết, phẩm giá của người cộng sản. Nhiều người đã hi sinh để Côn Đảo trở nên bất tử. Nhiều người ngày nay vẫn còn sống trở thành những người cán bộ ưu tú của Đảng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Năm tháng đã qua nhưng những mẩu truyện, những kí ức của họ về Côn Đảo vẫn còn tươi nguyên, sống động. Nhiều nhà văn, nhiều nhà điện ảnh sau khi đọc những cuốn hồi kí Cách mạng của các chiến sĩ cộng sản đã từng một thời bị địch giam cầm, tra tấn đấu tranh với địch tại Côn Đảo đã xúc động, thôi thúc và trở thành nỗi ám ảnh cảu họ mong có được những cuốn tiểu thuyết, những bộ phim hay về Côn Đảo.

Hơn nửa thể kỷ trước, sau cuộc kháng chiến chống Pháp thắng lợi (1954), nhà văn Phùng Quán, dù chưa một lần tới Côn Đảo nhưng sau khi nghe những câu chuyện cảm động, anh hùng của các chiến sĩ cách mạng, ông đã viết nên thiên tiểu thuyết nổi tiếng “Vượt Côn Đảo”. Từ sau 1975 trở lại đây, đã có nhiều tập hồi ký, những bộ phim tài liệu về Côn Đảo gây xúc động lòng người. Và Côn Đảo trong sự nghiệp đổi mới của đất nước cũng đang đổi thay từng ngày. Côn Đảo xưa nay đang vươn mình trỗi dậy trở thành trở thành một hòn đảo ngọc in đậm dấu ấn truyền thống đấu tranh cách mạng kiên cường của quân dân Côn Đảo, đồng thời trở thành một trọng điểm phát triển kinh tế và du lịch. Nghĩa trang Hàng Dương, nơi có phần mộ của anh hùng liệt sĩ Võ Thị Sáu còn là nơi yên nghỉ của hàng nghìn các bậc danh nhân, nghĩa liệt của Tổ quốc. Nghĩa trang Hàng Dương đã được Nhà nước tu bổ, xây dựng trở thành một nghĩa trang Quốc gia để cho con cháu muôn đời tưởng nhớ tới những người đã chiến đấu cho nền độc lập tự do của Tổ quốc.

Bộ phim truyền hình dài tập “Cuộc vượt ngục thần kỳ” của các nhà điện ảnh Việt Nam chưa có ý định thể hiện một cách đầy đủ, toàn diện cuộc đấu tranh của các chiến sĩ nhà tù Côn Đảo qua các thời kỳ lịch sử đấu tranh cách mạng. Bộ phimchir muốn phản ánh một phần cuộc đấu tranh của các chiến sĩ ở nhà tù Côn Đảo, giai đoạn 1950 – 1952. Đây là thời kỳ dân tộc ta bước vào cuộc kháng chiến thấn thánh chống thực dân Pháp, chuyển từ “phòng ngự” sang “phản công”. Kịch bản phim cũng không có ý định đi sâu vào một nhân vật cụ thể, xác định rõ danh tính của những chiến sĩ cộng sản. Song những nhân vật trong phim như Hoàng Bách, một huyện đội trưởng ở khu Sài Gòn – Gia Định, cùng với Hùng Năm Căn, Mẫn xiếc, Tư Cầu Muối…như là những nhân vật mang tính điển hình tiêu biểu cho tâm hồn, khí phách, lòng dũng cảm, tinh thần nhân văn của những người chiến sĩ cộng sản ở nàh tù Côn Đảo. Nhân vật Kinh Quốc – một người đã từng theo Việt nam quốc dân Đảng, đào tạo tại Hoàng Phố, khi bị giặc Pháp tù ra Côn Đảo, những người Cộng sản và trường học Côn Đảo đã đưa Kinh Quốc đến với Đảng và nhân dân. Các nhà làm phim cũng cố gắng tập trung đi sâu vào mô tả những cuộc vượt ngục của những người tù tìm đường trở về đất liền tiếp tục tham gia kháng chiến. Đó còn alf những mảng đời phản ánh cuộc sống của họ trong lao tù, cùng với những câu chuyện về gia đình, về quê hương, về đồng đội, về tình yêu… Hình hài, bóng dáng của những viên cai ngục, những tên chúa đảo khét tiếng một thời với những tâm lý, tính cách phức tạp cũng được những nàh làm phim khai thác. Những yếu tố trên đây trong kịch bản cùng với một cốt truyện hấp dẫn, hi vọng góp phần tạo sức hút cho người xem. Đồng thời qua các hình tượng nhân vật trong phim, những người chiến sĩ cộng sản đã một thời đã từng bị tù đầy ở Côn Đảo, sẽ tìm thấy hình bóng, cuộc sống của mình trong đó.

Bộ phim “Cuộc vượt ngục thần kỳ” là một bộ phim về đề tài truyền thống lịch sử cách mạng, đã được các cơ quan của đảng, nhà nước, thành ủy TP HCM và công chúng yêu mến điện ảnh quan tâm. Như trong lời mở đầu cuộc họp báo, những người tổ chức đã nói rõ: “Cuộc vượt ngục thần kỳ " như là một khúc tri ân của các thế hệ hôm nay với cha anh, những nhà chí sĩ yêu nước, những chiến sĩ Cách mạng đã dâng hiến tuổi xuân vì nền độc lập tự do của Tổ quốc”.

Nhà văn Đỗ Kim Cuông

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất