Thứ Hai, 23/12/2024
Sinh hoạt tư tưởng
Thứ Hai, 2/7/2012 22:27'(GMT+7)

Không để "Thành tích của tôi, khuyết điểm của chúng ta"

Người đứng đầu phải thực sự tiêu biểu về phẩm chất đạo đức và năng lực lãnh đạo. (Ảnh minh họa).

Người đứng đầu phải thực sự tiêu biểu về phẩm chất đạo đức và năng lực lãnh đạo. (Ảnh minh họa).

Tình trạng này tồn tại đã lâu, nhất là đối với các bí thư cấp ủy. Điều lệ Đảng và các văn bản, nghị quyết của Đảng từ ngày thành lập đến nay xác định vị trí, vai trò của người bí thư rất quan trọng nhưng lại chưa quy định rõ thẩm quyền, trách nhiệm của chức vụ ấy. Cho nên, tình trạng “đá bóng” trách nhiệm cho tập thể của người đứng đầu cấp ủy diễn ra ở nhiều nơi. Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) về xây dựng Đảng, quyết định lấy việc “xác định rõ thẩm quyền, trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền và mối quan hệ với tập thể cấp ủy, cơ quan, đơn vị” là một trong 3 vấn đề cấp bách trong xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay.

Tại hội thảo khoa học “Thẩm quyền, trách nhiệm người đứng đầu cấp ủy, chính quyền trong mối quan hệ với tập thể cấp ủy, cơ quan, đơn vị” do Ban Tổ chức Trung ương, Tạp chí Cộng sản và Tỉnh ủy Bắc Ninh vừa tổ chức, đồng chí Trần Văn Túy, Bí thư Tỉnh ủy Bắc Ninh nêu kinh nghiệm: Việc chấm dứt hoạt động các lò gạch thủ công vốn là vấn đề nan giải của nhiều địa phương. Riêng Bắc Ninh khi ra quân cưỡng chế các lò gạch, quy định rõ ở địa bàn nào để tái diễn thì người đứng đầu cấp ủy, chính quyền cấp xã ở đó bị cảnh cáo, cấp huyện bị khiển trách. Nhờ vậy, những người đứng đầu khẩn trương tìm giải pháp, Bắc Ninh trở thành điểm sáng trong chấm dứt hoạt động các lò gạch thủ công. Đồng chí Nguyễn Trọng Tư, Phó trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy Thanh Hóa, lại nêu cách làm chặt chẽ hơn: Khi bắt đầu một nhiệm kỳ mới, Tỉnh ủy Thanh Hóa ra Quy chế làm việc của Tỉnh ủy, quy định rõ Bí thư Tỉnh ủy là người chịu trách nhiệm chung, đồng thời xác định rõ thẩm quyền, trách nhiệm của Bí thư về 5 vấn đề cơ bản trong lãnh đạo, chỉ đạo. Quy định này vừa phát huy vai trò năng động của Bí thư, vừa không có tình trạng “lấn sân” sang hoạt động của chính quyền...

Như vậy, việc xây dựng quy chế, quy định cụ thể về thẩm quyền, trách nhiệm của bí thư cấp ủy là việc làm cần thiết nhằm khắc phục những hạn chế trong việc phát huy vai trò của người đứng đầu cấp ủy. Tuy nhiên, điều quan trọng hơn là khi tiến hành bầu chọn người đứng đầu cấp ủy thì người đó phải thực sự tiêu biểu cả về phẩm chất đạo đức và năng lực lãnh đạo. Chỉ có những người đứng đầu dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm mới có thể vượt qua những trở ngại của cơ chế, “đứng mũi, chịu sào” hoàn thành tốt trọng trách mà tập thể tin cậy, giao phó./.

(Hồng Hải/QĐND)

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất