Chủ Nhật, 24/11/2024
Diễn đàn
Thứ Sáu, 15/11/2013 15:0'(GMT+7)

Không giấu khuyết điểm

(Ảnh minh hoạ)

(Ảnh minh hoạ)

Sở dĩ phải đặt vấn đề như vậy là do con số thống kê về số vụ, số người chết và số người bị thương so với con số thực tế còn có độ “vênh” khá lớn. Theo quy định, địa phương nào có vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng từ 3 người chết trở lên phải báo cáo Ủy ban ATGT Quốc gia, nhưng theo cơ quan chức năng thì đa phần các địa phương chỉ thực hiện khi Ủy ban điện xuống “tra hỏi”...

TNGT là một trong những vấn đề nóng bỏng, giảm TNGT đã trở thành yêu cầu cấp thiết đối với Việt Nam. Thời gian qua, các cấp, các ngành, các địa phương đã có nhiều giải pháp quyết liệt nhưng tình hình TNGT vẫn diễn biến phức tạp, số người chết và bị thương vẫn còn cao, ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của xã hội. Một trong những nguyên nhân của tình trạng trên là có hiện tượng sợ trách nhiệm, lo thành tích nên một số địa phương thống kê không chính xác số vụ tai nạn, số người chết và bị thương. Do báo cáo không trung thực nên chúng ta không biết rõ sự thật, cốt lõi của vấn đề nằm ở đâu. Và như vậy thì thật khó để chúng ta tìm ra các giải pháp chính xác, phù hợp và hiệu quả. Báo cáo không trung thực sẽ dẫn tới tình hình thêm phức tạp; khuyết điểm, yếu kém kéo dài, không được khắc phục, thậm chí “cái sảy nảy cái ung” làm cho diễn biến tình hình thêm nghiêm trọng. Bàn đến vấn đề này, chúng ta càng thấm thía lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc”: “Một Đảng mà giấu giếm khuyết điểm của mình là một Đảng hỏng. Một Đảng có gan thừa nhận khuyết điểm của mình, vạch rõ những cái đó, vì đâu mà có khuyết điểm đó, xét rõ hoàn cảnh sinh ra khuyết điểm đó, rồi tìm kiếm mọi cách để sửa chữa khuyết điểm đó. Như thế là một Đảng tiến bộ, mạnh dạn, chắc chắn, chân chính”.  Không phải chỉ có lĩnh vực giao thông mới có chuyện giấu khuyết điểm, báo cáo không trung thực, mà tình trạng này xuất hiện ở khá nhiều nơi, nhiều lĩnh vực. Nếu “căn bệnh” ấy không được chữa trị kịp thời,  sẽ làm cho xã hội trở thành một môi trường dối trá và hết sức nguy hại.


Có nhiều việc cần làm để khắc phục tình trạng báo cáo không trung thực, giấu khuyết điểm, nhưng trước hết là mỗi cán bộ lãnh đạo, người quản lý điều hành, đặc biệt là người chủ trì, đứng đầu các địa phương, cơ quan, đơn vị phải thực sự trung thực, nghiêm túc, tôn trọng thực tế khách quan, không mắc bệnh thành tích. Mặt khác, các cơ sở sẽ khó báo cáo sai sự thật, giấu khuyết điểm, nếu cấp trên luôn sâu sát cơ sở, tăng cường kiểm tra, giám sát, phát hiện sớm các thiếu sót, khuyết điểm, kịp thời uốn nắn. Độ “vênh” giữa báo cáo và thực tế cũng sẽ được thu hẹp khi các cơ quan chức năng, cán bộ chuyên trách vững về chuyên môn nghiệp vụ, phát hiện sớm sự thiếu trung thực trong các báo cáo để chấn chỉnh kịp thời.
/.

Kim Ngọc (QĐND)


Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất