Thứ Bảy, 23/11/2024
Đưa nghị quyết của Đảng vào cuộc sống
Thứ Hai, 23/5/2022 8:26'(GMT+7)

Kiên Giang đẩy mạnh thực hiện Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045

Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân và Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Kiên Giang, Cà Mau, An Giang  ký kết chương trình phối hợp hoạt động năm 2022

Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân và Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Kiên Giang, Cà Mau, An Giang ký kết chương trình phối hợp hoạt động năm 2022

Cụ thể, về dịch vụ và du lịch biển phát triển mạnh mẽ, dần trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh. Tiềm năng, thế mạnh về du lịch của tỉnh từng bước được khai thác tốt hơn; hạ tầng du lịch, chất lượng dịch vụ, sản phẩm du lịch được quan tâm đầu tư, nâng cấp; Phú Quốc phát triển thành trung tâm dịch vụ, du lịch sinh thái biển mang tầm quốc tế theo đúng định hướng của Trung ương, của tỉnh; du lịch Kiên Giang, nhất là du lịch biển đã khẳng định thương hiệu, lan tỏa mạnh trong nước và quốc tế.

Nuôi trồng, khai thác, chế biến, xuất khẩu thủy sản tiếp tục gia tăng về sản lượng và chất lượng, từng bước phát triển theo hướng công nghiệp, hiện đại, bền vững, bảo vệ nguồn lợi và môi trường sinh thái. Đã triển khai đề án “Phát triển nuôi biển theo định hướng bền vững đến năm 2030”, dự án “Điều tra các nghề khai thác vùng biển ven bờ và vùng lộng biển trên địa bàn tỉnh” và cơ cấu lại đánh bắt thủy sản theo hướng bền vững.

Các khu đô thị biển, ven biển được tập trung đầu tư và đã có bước phát triển tích cực, tạo động lực phát triển kinh tế của tỉnh như: Phú Quốc, Rạch Giá, Hà Tiên, Kiên Lương. Kinh tế hàng hải tiếp tục phát triển khá tốt, tỷ lệ tăng trưởng ở mức cao, chất lượng hạ tầng và dịch vụ vận tải dần được hoàn thiện, đáp ứng tốt hơn nhu cầu trong và ngoài tỉnh.

Kinh tế biển phát triển đã huy động được nhiều nguồn lực đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội vùng ven biển và hải đảo, gắn với bảo vệ môi trường, phòng, chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu, cải thiện đời sống nhân dân. Nhiều dự án, công trình lớn đã đưa vào khai thác sử dụng như: Cảng hàng không quốc tế Phú Quốc, cống ngăn mặn Cái Lớn-Cái Bé các cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão Lình Huỳnh, Hòn Tre, Thổ Châu, An Thới, Xẻo Nhàu, đê chắn sóng Dương Đông; các công trình đang triển khai đầu tư: Cảng hành khách Rạch Giá; đường ven biển: Rạch Giá-Hòn Đất, Hòn Đất-Kiên Lương; các tuyến đường ven biển và hệ thống đường giao thông trên các đảo Phú Quốc, Hòn Nghệ, Lại Sơn, Hòn Tre, Nam Du, An Sơn; hệ thống trường học, trạm y tế cho các xã ven biển và hải đảo... Ngoài ra, tỉnh cũng đã hoàn thành nhiều công trình thủy lợi vùng ven biển phục vụ nuôi trồng thủy sản; các công trình gia cố đê biển; xây dựng 08 dự án mang tính cấp thiết ứng phó với biển đổi khí hậu, như nâng cấp đê biển từ Hà Tiên đến Tiểu Dừa (An Minh), khôi phục và phát triển rừng phòng hộ ven biển, quản lý tổng hợp vùng bờ,...

Ngư dân nuôi cá lồng bè trên biển Phú Quốc

Ngư dân nuôi cá lồng bè trên biển Phú Quốc

Hệ thống điện, nước được đầu tư phát triển, nâng tỷ lệ hộ dân được sử dụng điện vùng ven biển, hải đảo đến nay đạt 99,1%, hộ sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 81%. (Đã triển khai thi công dự án đường dây 220KV Kiên Bình-Phú Quốc (mạch 2 điện Phú Quốc); tỉnh đã kiến nghị và được Thủ tướng Chính phủ đồng ý chỉ đạo đầu tư cấp điện lưới quốc gia 02 xã đảo Nam Du và An Sơn, Kiên Hải, hoàn thành trước tháng 6/2023.

Theo đó, văn hóa-xã hội vùng biển đảo và ven biển ngày càng được chú trọng hơn. Các chính sách an sinh xã hội, chăm sóc sức khỏe nhân dân được triển khai đến tận các xã ven biển, hải đảo. Quốc phòng-an ninh được giữ vững. Hợp tác quốc tế trên các lĩnh nông nghiệp, thủy sản, du lịch, vận tải, khoa học và công nghệ được tăng cường, mang lại hiệu quả thiết thực.

Tuy nhiên, sự chuyển biến trong nhận thức về phát triển kinh tế biển ở một bộ phận cán bộ, đảng viên còn chậm nên tính chủ động, sáng tạo trong lãnh đạo, chỉ đạo chưa được phát huy; các ngành, địa phương còn ít đề xuất, kiến nghị về phát triển kinh tế biển. Các phương thức quản lý biển tiên tiến chưa được nghiên cứu áp dụng, như quản lý không gian biển, quy hoạch sử dụng biển.

Việc triển khai thực hiện một số khâu đột phá xác định trong Chương trình hành động số 47-CTr/TU của Tỉnh ủy có mặt còn chậm, chưa mang lại nhiều kết quả nổi bật. Kinh tế biển tăng trưởng chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế của tỉnh.

Kết cấu hạ tầng các vùng biển, ven biển và hải đảo chưa đáp ứng yêu cầu phát triển và thiếu đồng bộ để khai thác hiệu quả kinh tế biển. Khai thác, sử dụng tài nguyên biển và hải đảo có mặt chưa hiệu quả, thiếu bền vững. Nguy cơ ô nhiễm môi trường là một vấn đề thách thức, tình trạng chất thải từ các lưu vực sông và vùng ven biển đổ ra biển, một số khu biển ven bờ có nguy cơ bị ô nhiễm nặng.

Trên cơ sở những kết quả đạt được, để thực hiện có hiệu quả Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển của tỉnh, Ban Thường vụ Tỉnh ủy tiếp tục chỉ đạo các cấp ủy, chính quyền, các sở, ngành tập trung thực hiện một số nội dung sau:

Thứ nhất, thống nhất quan điểm: Phát triển kinh tế biển là nhiệm vụ quan trọng của tỉnh, của cả hệ thống chính trị, không chỉ là nhiệm vụ của các sở, ngành và địa phương có biển mà còn phải phát huy vai trò, trách nhiệm của địa phương không có biển; phải có sự gắn kết chặt chẽ giữa địa phương có biển và địa phương không có biển, không thể nào chỉ riêng các huyện, thành phố có biển mà có thể làm cho kinh tế biển chiếm trên 80% tổng giá trị GRDP của tỉnh.

Thứ hai, tập trung hoàn thiện các quy hoạch, kế hoạch liên quan đến biển, đảo: Các cấp, các ngành, địa phương thực hiện rà soát, bổ sung và xây dựng mới các quy hoạch liên quan đến biển, đảo theo hướng quản lý tổng hợp, phù hợp với hệ sinh thái biển, bảo đảm sự gắn kết hài hòa, đồng bộ giữa bảo tồn và phát triển các vùng đất liền, vùng ven bờ, vùng biển và hải đảo của tỉnh và các tỉnh lân cận, bảo đảm phù hợp với quy hoạch của vùng.

Thứ ba, tập trung nghiên cứu, đánh giá tiềm năng, lợi thế không gian biển để đẩy mạnh phát triển bền vững kinh tế biển gắn với tăng trưởng xanh, bảo đảm quốc phòng, an ninh. Tiếp tục liên kết, cơ cấu lại các ngành, lĩnh vực theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, phát huy tiềm năng, lợi thế của biển. Trong đó ưu tiên một số ngành, lĩnh vực như: Phát triển thủy sản, phát triển đô thị biển mang đặc trưng của Kiên Giang, đẩy mạnh hơn nữa phát triển du lịch, nhất là du lịch biển, đảo mang bản sắc độc đáo riêng của Kiên Giang.

Thứ tư, tập trung nguồn lực đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội nhằm phục vụ tốt hơn cho nhiệm vụ phát triển bền vững kinh tế biển. Chú trọng đầu tư hạ tầng giao thông đường bộ, cảng biển; hạ tầng kỹ thật các khu và cụm công nghiệp; hạ tầng viễn thông, điện và nước ngọt, nhất là ở địa phương có biển, các xã đảo tiền tiêu, có vị trí chiến lược.

Thứ năm, tập trung phát triển văn hóa-xã hội vùng biển, đảo và ven biển: Tiếp tục quan tâm phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, chú trọng nguồn nhân lực trực tiếp trong các ngành kinh tế biển và trong cơ sở y tế, giáo dục, văn hóa ở các địa phương có biển; quan tâm đào tạo nghề cho lao động trong ngành du lịch, nuôi trồng và khai thác hải sản...

Thứ sáu, bảo vệ môi trường, bảo tồn, phát triển bền vững đa dạng sinh học biển; chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng và phòng, chống thiên tai. Nâng cao năng lực ứng phó sự cố môi trường, hóa chất độc trên biển; quản lý rác thải biển, nhất là rác thải nhựa; cải thiện, nâng cao chất lượng môi trường vùng biển, đảo.

Thứ bảy, tăng cường quản lý nhà nước trên biển, đảo, nhất là sự phối hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa các lực lượng chức năng trên biển trong bảo vệ chủ quyền, bảo đảm an ninh, an toàn vùng biển, đảo. Chủ động phòng ngừa, đấu tranh và ngăn chặn có hiệu quả đối với các loại tội phạm, buôn lậu, gian lận thương mại qua đường biển. Đẩy mạnh các hoạt động hợp tác quốc tế nhằm tranh thủ các nguồn lực về khoa học, công nghệ, tri thức, đào tạo nhân lực, tài chính, trang thiết bị phục vụ tốt công tác quản lý và khai thác bền vững tài nguyên, bảo vệ môi trường biển, hải đảo trên địa bàn tỉnh.

Thứ tám, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc tổ chức thực hiện ở từng cấp, từng ngành, đảm bảo việc tổ chức thực hiện chủ trương, nghị quyết của Trung ương, của Tỉnh ủy phải được tiến hành một cách nghiêm túc, đồng bộ và thiết thực./.

 Nguyễn Hoa

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất