Thứ Sáu, 20/9/2024
Đời sống
Thứ Bảy, 1/3/2014 21:57'(GMT+7)

Kon Tum: Gần 73.000 hộ gia đình được công nhận danh hiệu “Gia đình văn hóa”

Tổng kết Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” năm 2013, UBMTTQVN tỉnh Kon Tum cho biết: Trong năm 2013, Ban chỉ đạo Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” tỉnh Kon Tum đã được kiện toàn.  Ban chỉ đạo phong trào ở các cấp được củng cố, thực sự phát huy vai trò chỉ đạo, cộng với sự tham gia, phối hợp tích cực của các ngành. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền đối với phong trào đã được duy trì thường xuyên, tập trung. Chính vì vậy, phong trào đã đạt được nhiều kết quả tích cực, góp phần ổn định, phát triển kinh tế- xã hội trên địa bàn toàn tỉnh.

Về phong trào xây dựng người tốt, việc tốt, các điển hình tiên tiến: Trên cơ sở 5 đức tính đã được nêu trong Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII về xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, các cơ quan, ban ngành, đoàn thể lực lượng vũ trang trên địa bàn tỉnh đã gắn phong trào người tốt- việc tốt, các điển hình tiên tiến với phong trào thi đua yêu nước, với việc "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh".

Phong trào xây dựng gia đình văn hóa: Luôn được Ban chỉ đạo các cấp quan tâm chỉ đạo, triển khai. Đến nay toàn tỉnh có gần 73 ngàn hộ gia đình được công nhận danh hiệu “Gia đình văn hóa” (đạt tỷ lệ 64%), tăng 1.763 hộ so với năm 2012.

Đối với phong trào xây dựng "Quỹ vì người nghèo" và Chương trình An sinh xã hội hỗ trợ xây dựng nhà "Đại đoàn kết", nhà tình thương cho hộ nghèo, đối tượng chính sách: Hoạt động này, đã trở thành thường xuyên, có hiệu quả với nhiều hình thức vận động phong phú. Trong năm 2013, Quỹ "Vì người nghèo" đã vận động được số tiền trên 13 tỷ đồng; tiến hành hỗ trợ xây dựng 362 căn, sữa chữa 10 căn nhà "Đại đoàn kết". Đã vận động gần 47 tỷ đồng ủng hộ Chương trình ASXH nhân kỷ niệm 100 năm Ngày thành lập tỉnh Kon Tum.

Trong công tác DS- KHHGĐ, Mặt trận, đoàn thể các cấp đã tích cực trong công tác tuyên truyền, vận động người dân, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số thực hiện các biện pháp kế hoạch hóa gia đình bằng nhiều hình thức phong phú. Trong năm 2013, đã góp phần tích cực trong việc đạt mức giảm sinh của tỉnh đề ra. Hiện nay, nhiều khu dân cư đã thành lập câu lạc bộ không sinh con thứ 3, đặc biệt các khu dân cư đồng bào dân tộc thiểu số đã tự nguyện đình sản, tham gia thực hiện các biện pháp tránh thai, thực hiện kế hoạch hóa gia đình, nhờ vậy nhiều khu dân cư nhiều năm liền không có người sinh con thứ ba đạt 683/847 KDC chiếm tỷ lệ 80,64%.

Tổ chức "Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc" hàng năm vào ngày 18- 11, các khu dân cư xác định đây là hoạt động văn hóa truyền thống hàng năm, nên đã tự giác tổ chức. Năm 2013, toàn tỉnh có 745/847 khu dân cư tổ chức ngày hội (đạt 87,96%), thu hút trên 80 ngàn lượt người tham gia, với tổng kinh phí tổ chức ngày hội trên 2, 6 tỷ đồng; có 131 công trình có sự đóng góp tiền và công sức của nhân dân để đưa vào chào mừng Ngày hội với kinh phí trên 1,8 tỷ đồng; có 150 tập thể và 1.825 hộ gia đình tiêu biểu được biểu dương, khen thưởng trong dịp lễ hội, với số tiền trên 487 triệu đồng. Trao tặng 97 căn nhà "Đại đoàn kết", nhà tình nghĩa cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách.

Triển khai bảo vệ môi trường, UBMTTQVN các huyện, thành phố đã hướng dẫn 4 khu dân cư xây dựng điểm về bảo vệ môi trường. Phối hợp với các ngành chức năng tổ chức lễ phát động hưởng ứng ngày môi trường thế giới; phối hợp với các huyện, thành phố, các khu dân cư tổ chức mít tinh hưởng ứng "Ngày môi trường Thế giới". Đến nay, trên địa bàn tỉnh có 847/847 (đạt 100%) khu dân cư thực hiện giữ gìn vệ sinh môi trường, trong đó có 715/847 (đạt 84%) khu dân cư đảm bảo thực hiện tốt vệ sinh môi trường cảnh quan sạch đẹp.

Trong việc xây dựng quy ước, hương ước: Đến cuối năm 2013, có 836/847 (chiếm gần 99%) thôn, tổ dân phố trên địa bàn tỉnh đã xây dựng được quy ước, hương ước; Có 842/847 (chiếm trên 99%) khu dân cư thành lập được tổ hòa giải; Có 612 tổ tự quản được củng cố kiện toàn và đi vào hoạt động; có 547 khu dân cư không phát sinh tội phạm; 729 khu dân cư không phát sinh người nghiện ma túy; có 153 người được cảm hóa giáo dục tại cộng đồng; Nhiều khu dân cư đã đưa việc chấp hành quy định khi tham gia giao thông vào nội dung bình xét gia đình văn hóa, khu dân cư văn hóa; có 324 khu dân cư đảm bảo trật tự an toàn giao thông...

Xây dựng "Quỹ đền ơn đáp nghĩa", các cấp từ tỉnh đến huyện, thành phố đã vận động được trên 1 tỷ đồng; xây mới 35 căn nhà, sửa chữa 40 căn nhà tình nghĩa, với số tiền trên 1,2 tỷ đồng cho các đối tượng gia đình chính sách. Cùng với các mô hình chăm sóc gia đình chính sách người có công, Mặt trận tổ quốc phối hợp với cơ quan chức năng vận động các đơn vị tài trợ, ủng hộ tặng sổ tiết kiệm tình nghĩa cho đối tượng chính sách 146 triệu; Hiện nay, có 85/102 xã, phường được công nhận làm tốt công tác thương binh, liệt sỹ, đạt 87,63%.

Trong phong trào xây dựng Khu dân cư văn hóa: Đến nay, toàn tỉnh có 499/847 (đạt gần 60%) khu dân cư văn hóa. Trong đó, năm 2013 đã công nhận mới thêm 22 làng, tổ dân phố văn hóa. Phong trào xây dựng làng văn hóa đã góp phần củng cố khối đại đoàn kết toàn dân, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của dân tộc, đẩy lùi, xóa bỏ các tệ nạn xã hội, thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn toàn tỉnh.

Đối với phong trào “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”: Tính đến nay, tỷ lệ người tập luyện thể dục thể thao thường xuyên trong toàn tỉnh đạt 20%. Số gia đình thể thao là 15%. Phong trào tập luyện thể dục thể thao quần chúng ngày càng được người dân tham gia hưởng ứng tích cực. Các môn thể thao dân tộc, các phương pháp dưỡng sinh cổ truyền, các trò chơi dân gian được khôi phục và phát triển.

Về phong trào xây dựng cơ quan, đơn vị đạt chuẩn văn hóa: Trong năm 2013, có 339/378 (chiếm gần 90%) cơ quan, đơn vị tổ chức hội nghị cán bộ công chức; 24/29 doanh nghiệp nhà nước tổ chức đại hội CNVC; 41/71 doanh nghiệp ngoài nhà nước tổ chức hội nghị người lao động. Phong trào văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao ngày càng được tổ chức rộng rãi như: Hội thao công đoàn cơ sở; Hội thao cầu lông, bóng bàn CNVCLĐ của CĐVC tỉnh. Nhà văn hóa Lao động tỉnh thu hút trên 20 ngàn lượt người đến sinh hoạt văn hóa, thể thao. LĐLĐ tỉnh tổ chức Hội thi tiếng hát công nhân viên chức lao động lần thứ I/2013; Phối hợp với Sở LĐTBXH tổ chức Hội thi tìm hiểu chính sách pháp luật về bình đẳng giới… Năm 2013, Ban thường vụ LĐLĐ tỉnh đã xét và công nhận 133 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa. Nâng tổng số cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa trên toàn tỉnh lên 554/947 (chiếm 58,5%).

Về xây dựng thiết chế văn hóa cơ sở: Hiện nay, toàn tỉnh có 06 nhà văn hóa (hay Trung tâm văn hóa) cấp huyện gồm: Sa Thầy, Đăk Tô, Ngọc Hồi, Đăk Hà, Thành phố Kon Tum, Đăk Glei; có 102 thiết chế văn hóa cấp xã; có 21 nhà văn hóa, cụm văn hóa xã; có 499 làng đồng bào dân tộc thiểu số có nhà Rông, 211 hội trường của người kinh; có 07 thư viện cấp huyện, 137 thư viện xã, thư viện trường học, thư viện đồn biên phòng, phòng đọc sách cấp cơ sở, với việc lưu giữ trên hai trăm ngàn bản sách, mỗi năm phục vụ hàng vạn lượt bạn đọc.

Văn Châu

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất