Thứ Sáu, 29/11/2024
Đưa nghị quyết của Đảng vào cuộc sống
Thứ Sáu, 6/9/2013 21:39'(GMT+7)

Kon Tum: Phát huy thế mạnh đông y trên địa bàn

(Ảnh minh hoạ)

(Ảnh minh hoạ)

Báo cáo tổng kết nêu rõ, ngay sau khi Chỉ thị 24-CT/TW của Ban Bí thư được ban hành, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Kon Tum đã xây dựng Kế hoạch 41-KH/TU để triển khai thực hiện, đồng thời chỉ đạo các cấp ủy đảng, chính quyền tổ chức quán triệt, triển khai và tuyên truyền sâu rộng đến cán bộ, đảng viên và nhân dân trong tỉnh. Đến nay, hệ thống tổ chức về đông y từ tỉnh đến cơ sở từng bước được kiện toàn, đội ngũ cán bộ làm công tác y tế tăng về số lượng và chất lượng, tỉnh đã có gần 100 bác sỹ, cán bộ chuyên môn về đông y. Các cơ sở khám, chữa bệnh có khoa đông y được quan tâm đầu tư, bảo đảm chất lượng, hiệu quả cho công tác khám và điều trị bệnh cho nhân dân. đặc biệt, năm 2012 Kon Tum đã thành lập và đưa Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh đi vào hoạt động gắn tăng cường đầu tư các dịch vụ kỹ thuật để Bệnh viện này từng bước trở thành cơ sở chuyên khoa sâu về đông y trên địa bàn tỉnh. Ngoài ra, hai bệnh viện đa khoa, một bệnh viện điều dưỡng - phục hồi chức năng và bảy bệnh viện tuyến huyện của tỉnh đều có khoa đông y và cán bộ được đào tạo chuyên khoa y học cổ truyền, tất cả các trạm y tế xã đều có cán bộ được bồi dưỡng chuyên môn về công tác đông y.

Kon Tum cũng đã đẩy mạnh công tác xây dựng quy hoạch tổng thể vùng chuyên nuôi trồng dược liệu, đã phê duyệt Quy hoạch phát triển Sâm Ngọc Linh giai đoạn 2012 - 2020, tầm nhìn đến năm 2025, với tổng diện tích quy hoạch 31.742,8 ha, thuộc địa bàn 2 huyện Đăk Glei và Tu Mơ Rông; mục tiêu đến năm 2020, diện tích trồng Sâm Ngọc Linh trên địa bàn tỉnh đạt 1.000 ha, với sản lượng ước tính 190 tấn. Tổng nhu cầu kinh phí để thực hiện quy hoạch là 24.898,9 tỷ đồng. Bên cạnh đó, tỉnh còn xây dựng quy hoạch phát triển nhiều loại dược liệu đặc hữu và quý hiếm để trở thành sản phẩm chủ lực như: Hồng Đẳng Sâm, Ngũ vị tử…Đã định danh một số loại dược liệu hiện có và được người dân khai thác, sử dụng để có hướng quy hoạch, phát triển diện tích trồng, sản xuất thành phẩm có giá trị kinh tế và phục vụ cho công tác chữa bệnh. Tại các bệnh viện, trạm y tế đều có quy hoạch quỹ đất và kinh phí để xây dựng vườn thuốc nam.

Công tác xây dựng và phát triển tổ chức Hội Đông y luôn được sự quan tâm của các cấp uỷ đảng, chính quyền. Hiện có 11 chi hội với 196 hội viên và 12 cơ sở hành nghề đông y tư nhân; tỉnh đã công nhận Hội Đông y tỉnh là Hội có tính chất đặc thù, từ đó đã có sự quan tâm nhiều hơn trong chỉ đạo và bố trí kinh phí...để Hội hoạt động có hiệu quả.

Về phương hướng thời gian đến, Kon Tum đề ra các giải pháp tổng thể là tiếp tục đẩy mạnh phổ biến, quán triệt và tổ chức thực hiện sâu rộng chỉ thị của Ban Bí thư và kế hoạch của Ban Thường vụ Tỉnh. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên công chức, viên chức và nhân dân trên địa bàn về vai trò của y, dược học cổ truyền trong khám, chữa bệnh và chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân; Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát; định kỳ sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm trong quá trình thực hiện Chỉ thị nhằm kịp thời chấn chỉnh những sai phạm, khắc phục yếu kém, khuyết điểm, biểu dương, khen thưởng và nhân rộng những mô hình hay, cách làm tốt; Tiếp tục quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và triển khai công tác khám chữa bệnh bằng đông y và sử dụng thuốc có nguồn gốc thảo dược; kiện toàn hệ thống khám, chữa bệnh bằng đông y và quản lý nhà nước về đông y, đông dược từ tỉnh đến cơ sở; tuyển dụng, đào tạo đội ngũ y, bác sỹ y học cổ truyềncó trình độ và tay nghề cao, đáp ứng yêu cầu và nhiệm vụ trong tình hình mới. Đẩy mạnh sưu tầm, phát hiện, tập hợp và quy hoạch bảo tồn gen các loại cây, con làm thuốc; đặc biệt là những loại dược liệu đặc hữu và quý hiếm của địa phương. Kết hợp chặt chẽ giữa khuyến khích "trồng cây thuốc tại vườn, tại nhà" và các cơ sở khám, chữa bệnh. Tăng cường quản lý nhà nước về khai thác, mua bán, vận chuyển, chế biến các loại đôngdược trên địa bàn; Quan tâm đầu tư và đẩy mạnh công tác nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong hoạt động khám chữa bệnh theo y học cổ truyền. Chú trọng việc giữ gìn bản sắc truyền thống và tính đặc thù của đông y từ kế thừa, bảo tồn, nuôi trồng, khai thác, chế biến dược liệu đến các phương pháp khám, chữa bệnh. Kết hợp đông y với tây trong chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân; Đẩy mạnh xã hội hóa, khuyến khích các tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh thành lập các cơ sở khám chữa bệnh, đào tạo nhân lực, sản xuất kinh doanh, phát triển các vùng dược liệu đông y trên địa bàn tỉnh./.

Phi Em


Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất