Thứ Sáu, 22/11/2024
Học và làm theo Bác
Chủ Nhật, 5/9/2021 23:37'(GMT+7)

"Làm theo mệnh lệnh trái tim", nỗ lực quyết tâm "hết dịch mới về"

Các bác sĩ thể hiện quyết tâm chiến thắng dịch bệnh COVID-19 trước khi vào khu vực điều trị. Ảnh: Báo Tuổi trẻ online

Các bác sĩ thể hiện quyết tâm chiến thắng dịch bệnh COVID-19 trước khi vào khu vực điều trị. Ảnh: Báo Tuổi trẻ online

“LƯƠNG Y PHẢI NHƯ TỪ MẪU”

Suốt thời gian ở cương vị Chủ tịch nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhiều lần gửi thư thăm hỏi, động viên, nhắc nhở ngành Y tế về công tác chăm sóc, cứu chữa cho người bệnh. 

Trong Thư gửi Hội nghị Quân y tháng 3/1948, Người chỉ rõ: “Người thầy thuốc chẳng những có nhiệm vụ cứu chữa bệnh tật mà còn phải nâng đỡ tinh thần những người ốm yếu”; “nên lấy lòng nhân loại và tình thân ái mà cảm động cảm hóa”; “người ta có câu: “Lương y kiêm từ mẫu”, nghĩa là một người thầy thuốc đồng thời phải là một người mẹ hiền.

Trong Thư gửi Hội nghị Cán bộ y tế toàn quốc tháng 6/1953, Hồ Chí Minh viết: “Để làm tròn nhiệm vụ ấy, cán bộ y tế cần phải thương yêu người bệnh như anh em ruột thịt, tận tâm, tận lực phục vụ nhân dân. Lương y phải như từ mẫuThư gửi Hội nghị cán bộ y tế ngày 27/2/1955, Người nhắc nhở: “Lương y phải như từ mẫu”, “Người bệnh phó thác tính mệnh của họ nơi các cô, các chú. Chính phủ phó thác cho các cô, các chú việc chữa bệnh tật và giữ sức khỏe cho đồng bào. Đó là một nhiệm vụ rất vẻ vang. Vì vậy, thầy thuốc cần phải thương yêu, săn sóc người bệnh như anh em ruột thịt của mình, coi họ đau đớn cũng như mình đau đớn”. 

“Lương y phải như từ mẫu” là cốt lõi quan điểm về y đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Hồ Chí Minh đề cao vai trò của ngưi thầy thuốc trong xã hội, đồng thời bày tỏ mong muốn người thầy thuốc phải như mẹ hiền, luônyêu thương, đồng cảm, vị tha, tận tình, chu đáo, hết lòng vì người bệnh; không ngại khó, ngại khổ để làm tròn phận sự cứu người, hy sinh quên mình cho cộng đồng. Chính tình thương của người mẹ hiền giúp cho người thầy thuốc tránh được những thói xấu, như vụ lợi, tiêu cực, hách dịch, vô cảm, tắc trách khi thực hiện thiên chức cao quý mà xã hội trao gửi. Nội hàm y đức của Hồ Chí Minh còn bao hàm cả yếu tố y thuật, Người nói: “Muốn hồng phải chuyên sâu”, người thầy thuốc phải không ngừng học tập, trau dồi nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực để làm tốt vai trò mẹ hiền trong chăm sóc, điều trị bệnhnhân.

Khắc ghi lời Bác, biết bao thế hệ thầy thuốc Việt Nam đã thấm nhuần và hành động theo tư tưởng y đức Chủ tịch Hồ Chí Minh; rất nhiều tấm gương cán bộ, y bác sĩ, nhân viên y tế tiêu biểu về đức, được chính Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng và Nhà nước ta ghi nhận, biểu dương.

Đó là Bộ trưởng, bác sĩ Phạm Ngọc Thạchvượt qua bao bom đạn đã vào tận chiến trường miền Nam đểchữa trị cho đồng bào, chiến sĩ và hy sinh trên chiến trường khi đang thực hiện sứ mệnh cao cả đó. Đó là Giáo sư Tôn Thất Tùng với “bàn tay vàng” đã cứu sống biết bao nhiêu người, bằng phương pháp mổ gan không chảy máu nổi tiếng trên thế giới. Đó là Giáo sư Đặng Văn Ngữ, người thầy thuốc có công to lớn trong công cuộc chống sốt rét ở nước ta thời chống Pháp và chống Mỹ. Đó là nữ bác sĩ, liệt sĩ Đặng Thùy Trâm với chất lý tưởng và nghị lực sốngrừng rực trong trái tim thanh xuân đầy cống hiến, hoài bão, thương yêu trong sángsẵn sàng hy sinh cho người bệnh, cho đồng chí, cho đồng bào và cho Tổ quốcĐó là Anh hùng Lao động, Thầy thuốc nhân dân Nguyễn Tiến Quyết, người đi đầu thực hiện thành công ca ghép gan từ người sống, người chết não - một trong những thành tựu y học xuất sắc của ngành Y tế Việt Nam; gần 40 năm gắn bó với nghề, ông đã nỗ lực phấn đấu không mệt mỏi, nghiên cứu, tìm tòi, say mê với công việc đầy nhọc nhằn và vinh quang, hết lòng cứu chữa, mang lại sự sống cho người bệnh... 

Trên cơ sở học tập, quán triệt quan điểm người thầy thuốc phải như mẹ hiền, cố Bộ trưởng Phạm Ngọc Thạch đã nêu lên ba yêu cầu ngắn gọn, để cán bộ, nhân viên ngành Y dễ nhớ, dễ làm theo là: “Đến, tiếp đón niềm nở; Ở, chăm sóc tận tình; Đi, dặn dò ân cần”. 

Năm 1982, Bộ Y tế đã ban hành Chỉ thị về “Thực hiện chế độ tự phê bình và phê bình hằng năm theo thư của Hồ Chí Minh”, trong đó, nêu những yêu cầu cụ thể về lòng thương yêu người bệnh” cho cán bộ, nhân viên ở các lĩnh vực công tác khác nhau để thuận lợi cho việc vận dụng, liên hệvà rèn luyện. 

Những  năm gần đây, ngành Y tế đã có những chủ trương, biện pháp với quyết tâm xây dựng y đức theo tư tưởng Hồ Chí Minh. Bộ Y tế đã ban hành quy định 12 điều y đức của người làm công tác y tế, người thầy thuốc “phải tận tình đem cả tâm và trí hiến dâng cho người bệnh, lấy tâm làm gốc không phân biệt đối xử”; “có tinh thần trách nhiệm, hǎng say, tận tụy với nghề nghiệp; luôn học tập để nâng cao trình độ chuyên môn để phòng ngừa bệnh tật cho nhân dân có hiệu quả”...

Lĩnh vực y tế tư nhân được Nhà nước ban hành Pháp lệnh hành nghề, cũng coi trọng vấn đề y đức. Bộ Y tế đã có Quyết định số 29/2008/QĐ-BYT, ngày 18/8/2008 ban hành quy tắc ứng xử của cán bộ, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp Y tế; Chỉ thị số 09/CT-BYT, ngày 22/11/2013 về việc tăng cường tiếp nhận và xử lý ý kiến phản ánh của người dân về chất lượng dịch vụ khám, chữa bệnh thông qua đường dây nóng nhằm tiếp tục chấn chỉnh tinh thần, thái độ phục vụ của thầy thuốc, nhân viên y tế, đáp ứng sự hài lòng của người bệnh... 

Những quy định đó đã góp phần giáo dục, rèn luyện, đồng thời cổ vũ phong trào thi đua phấn đấu trở thành những thầy thuốc, nhân viên ưu tú; được nhân dân cả nước ghi nhận, ủng hộ.

NỀN Y HỌC NHÂN VĂN VIỆT NAM

Suốt chặng đường phấn đấu trưởng thành cùng đất nước, ngành Y tế đã có bước phát triển toàn diện, mạnh mẽ. Việt Nam được cộng đồng quốc tế đánh giá là điểm sáng thực hiện mục tiêu Thiên niên kỷ của Liên hợp quốc. Mạng lưới y tế dự phòng, cơ sở khám chữa bệnh, sản xuất và cung ứng dược phẩm, bảo hiểm y tế, năng lực chuyên môn của đội ngũ y bác sĩ có bước phát triển.Trong bối cảnh cả thế giới, trong đó có Việt Nam đang phải đối mặt với cuộc chiến chống đại dịch COVID-19 hết sức tàn khốc, thực hiện quyết liệt, hiệu quả những chủ trương của Đảng và Nhà nước, sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ: “Coi sức khỏe và tính mạng của con người là trên hết”, ngành Y tế lại một lần nữa lao vào cuộc chiến khốc liệt chống lại kẻ thù giấu mặt virut SARS-CoV2 với những biến thể hết sức nguy hiểm. 

Các chuyên gia, y bác sĩ tại Bệnh viện Phổi Bắc Giang ghi tên mình trên áo bảo hộ để dễ dàng nhận biết nhau trước khi vào khu vực điều trị bệnh nhân mắc COVID-19 - Ảnh: NAM TRẦN

Các chuyên gia, y bác sĩ tại Bệnh viện Phổi Bắc Giang ghi tên mình trên áo bảo hộ để dễ dàng nhận biết nhau trước khi vào khu vực điều trị bệnh nhân mắc COVID-19 - Ảnh: NAM TRẦN


Khi cả nước đồng lòng, đoàn kết chống dịch, cùng với những lực lượng chức năng khác, đội ngũ y, bác sĩ, nhân viên y tế trở thành những chiến sĩ ở tuyến đầu cuộc chiến; hơn ai hết họ biết rõ bất cứ lúc nào cũng có thể bị lây nhiễm bệnh nhưng không chùn bước, họ luôn làm hết mình để cứu chữa, điều trị cho bệnh nhân. Nỗi vất vả, hiểm nguy càng đè nặng lên vai họ khi cuộc chiến ấy phải đối diện khốc liệt hằng ngày, hằng giờ... Chưa có thống kê cụ thể, nhưng chắc chắn, trong số đó nhiều ca mắc và tử vong vì COVID-19, có nhiều trường hợp là nhân viên y tế bị lây nhiễm khi chăm sóc, điều trị cho người bệnh. 

Để điều trị bệnh nhân mắc COVID-19, đội ngũ y bác sỹ phải làm việc và sinh hoạt tập trung tại cơ sở điều trị để tránh mang nguồn lây nhiễm về gia đình, các con phải gửi cho người thân chăm sóc. Khi rảnh rỗi hiếm hoi, họ cũng chỉ có thể nhìn con qua màn hình điện thoại hoặc đứng từ xa nhìn cho đỡ nhớ; nhiều người nghe tin người thân của mình qua đời cũng không về được... 

Hàng triệu y bác sĩ đã tình nguyện lên đường, vào những “vùng đỏ” theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc, “mệnh lệnh của trái tim” và lương tâm người thầy thuốc với quyết tâm “Hết dịch mới về”. Đã xuất hiện rất nhiều những tấm gương sáng nơi tuyến đầu phòng, chống dịch. 

Mới đây, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc ký quyết định truy tặng Huân chương Lao động hạng 3 cho hai nhân viên y tế có thành tích xuất sắc trong công tác phòng chống dịch COVID-19 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Đó là bác sĩ Trịnh Hữu Nhẫn, nguyên trưởng Trạm y tế xã Phước Lộc (huyện Nhà Bè) và điều dưỡng Trần Thị Phương Hằng, khoa hồi sức tích cực (Bệnh viện Nhân dân Gia Định).

"Chiến sĩ áo trắng" trong cuộc chiến chống dịch COVID-19. Ảnh: TTXVN

Một năm học mới đang đến, Bộ Y tế đã ban hành Công văn số 6810/BYT-K2ĐT, ngày 19/8/2021 về điều chỉnh kế hoạch đào tạo năm học 2021-2022, nêu rõ: Các cơ sở giáo dục có đào tạo khối ngành sức khỏe tạm hoãn thi, tạm hoãn khai giảng năm học mới để đảm bảo ưu tiên cho việc huy động và tập trung tham gia công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19...

Trước tình hình làn sóng thứ 4 dịch COVID-19 đang diễn biến hết sức phức tạp tại khu vực thành phố Hồ Chí Minh và nhiều tỉnh phía Nam, Bộ Y tế đã thành lập 12 Trung tâm Hồi sức tích cực tại các địa phương. Đây chính là điểm tựa quan trọng để điều trị các ca bệnh nặng, và trên “mặt trận” mới này, các y bác sĩ hai miền Nam-Bắc cùng hợp lực “chạy đua” để giành giật sự sống cho nguời bệnh. Nhìn vào những nỗ lực và kết quả phòng, chống dịch bệnh COVID-19, có thể thấy y đức Việt Nam lại một lần nữa thăng hoa, các y bác sỹ, nhân viên y tế đã làm tốt nhất nhiệm vụ của mình. Tuy có không ít mất mát, đau thương nhưng tất cả đã được lấp đầy bởi những vất vả và hy sinh thầm lặng của các chiến sĩ áo trắng ấy. Tấm lòng của những người thầy thuốc đã và đang là động lực, là sức mạnh để người dân tin tưởng, chung tay phòng, chống dịch bệnh. 

Chúng ta tin tưởng sâu sắc, trên bước đường cống hiến tiếp theo, khắc ghi lời dạy ân tình của Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu, mỗi y bác sỹ, nhân viên y tế trên từng vị trí công tác sẽ tiếp tục nỗ lực học tập, rèn luyện, phấn đấu, tu dưỡng nhiều hơn nữa để trở thành một người thầy thuốc chân chính, vừa có đức vừa có tài, hết lòng tận tụy với người bệnh, tận tâm với nghề Y, xứng đáng với truyền thống “Lương y như từ mẫu” và sự tin cậy của Đảng, Nhà nước và nhân dân./.

Thái Thị Duy Quyên

Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Kiên Giang

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất