Thứ Tư, 25/9/2024
Nghiên cứu trao đổi
Thứ Hai, 21/3/2011 15:15'(GMT+7)

Làng Văn hóa- Du lịch các dân tộc Việt Nam phải là nơi hội tụ bản sắc văn hóa của 54 dân tộc

Với gần 40 đại biểu, đoàn đã đại diện cho 32 dân tộc thiểu số trong cả nước, do 2 Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội là: Giàng A Chu và Nguyễn Thị Nương dẫn đầu.

Đoàn đã nghe báo cáo tóm tắt tình hình xây dựng và hoạt động của Làng Văn hóa- Du lịch các dân tộc Việt Nam. Làng có tổng diện tích hơn 1.500 ha, là ngôi nhà chung của cộng đồng các dân tộc VN. Chính thức khai trương ngày 19/9/2010, hiện Làng Văn hóa- Du lịch các dân tộc VN đã cơ bản hoàn thành hệ thống hạ tầng kỹ thuật chung và hoàn thành không gian văn hóa tiêu biểu của 54 dân tộc.

Theo Quyết định 540/QĐ-TTg của Chính phủ, mục tiêu của Ban quản lý Làng Văn hóa- Du lịch các dân tộc VN đến năm 2015 là: Hoàn thành công tác đầu tư, hoat động ổn định Khu các làng dân tộc; Hoàn thành hệ thống hạ tầng kỹ thuật chung và cảnh quan, thu hút đầu tư lấp đầu các khu chức năng sử dụng vốn ngoài ngân sách Nhà nước; Kiện toàn bộ máy tổ chức đảm bảo quản lý, vận hành; Đưa Làng Văn hóa- Du lịch các dân tộc VN trở thành một trung tân hoạt động văn hóa du lịch quốc gia.

Để đạt mục tiêu này, Ban quản lý làng đề ra các giải pháp chính để thực hiện là: Đẩy mạnh công tác xã hội hóa, huy động các nguồn lực của xã hội vào đầu tư phát triển Làng Văn hóa- Du lịch các dân tộc Việt Nam; Tăng cường công tác quảng bá, giới thiệu hình ảnh của làng; Tăng cường công tác chỉ đạo, điều hành, coi trọng việc phân cấp gắn với trách nhiệm cá nhân.

Thứ trưởng Bộ VH-TT & DL Hồ Anh Tuấn nhấn mạnh nhiệm vụ cấp bách của Ban quản lý Làng VH-TT &DL trong thời gian tới là: Chúng tôi đang chuẩn bị rất tích cực để có các hoạt động cho Làng Văn hóa- Du lịch các dân tộc, để làm sao đưa không gian văn hóa cả vật thể và phi vật thể của đồng bào các dân tộc thiểu số trong cả nước về tại Làng Văn hóa- Du lịch này để phục vụ du khách trong nước và quốc tế đến thăm quan. Bây giờ chúng tôi đang xây dựng qui chế phối hợp giữa Bộ VH-TT và DL với các địa phương để đưa đồng bào dân tộc luân phiên về đây sinh sống để giới thiệu văn hóa của đồng bào 54 các dân tộc VN ở đây. Đồng bào các dân tộc về đây sinh sống thì Ban quản lý Làng Văn hóa- Du lịch các dân tộc VN được Chính phủ cấp cho kinh phí để đồng bào ăn, ở, sinh hoạt ở đây.

Phát biểu tại buổi làm việc, các đại biểu của Đoàn đại biểu Hội đồng Dân tộc của Quốc hội đã hoan nghênh nỗ lực của Ban quản lý Làng Văn hóa- Du lịch các dân tộc Việt Nam đóng góp nhiều ý kiến để hoạt động của Làng đạt hiệu quả cao hơn trong thời gian tới. Lần đầu tiên đến thăm Làng Văn hóa- Du lịch các dân tộc VN, ông Đinh Mươk- Dân tộc Ca Dong- đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Nam mong rằng trong thời gian tới, Chính phủ tiếp tục quan tâm để nơi đây là địa chỉ phát huy tốt các giá trị văn hóa của các dân tộc. Về cơ sở hạ tầng, việc xây dựng nhà của các dân tộc thì đã tạm ổn, điều tôi quan tâm là làm thế nào thể hiện được bản sắc văn hóa của các dân tộc ở nơi đây. Tất nhiên các ngôi nhà xây dựng ở đây không đòi hỏi là phải sao chép y nguyên, vì văn hóa là chúng ta có thể khái quát, nhưng chúng ta cần tôn trọng lịch sử, văn hóa của các dân tộc và có sự đầu tư kinh phí thỏa đáng.

Còn bà H'Luộc Ntơr- dân tộc M'Nông Rlâm- Phó trưởng đoàn đại biểu Quốc hội chuyên trách tỉnh Đăk Lăk phát biểu cảm tưởng: Đến đây, tôi cảm thấy Đảng và Nhà nước rất quan tâm tới đồng bào dân tộc thiểu số nói riêng, đại đoàn kết dân tộc nói chung. Các dân tộc được xây dựng nhà tượng trưng cho dân tộc mình như thế này, tôi thấy rất phấn khởi, tự hào. Khu Làng Văn hóa- Du lịch các dân tộc Việt Nam này cũng là để duy trì nền văn hóa các dân tộc trong khi đất chúng ta hội nhập, để làm sao đất nước chúng ta giữ được bản sắc văn hóa dân tộc của mình, cùng góp với nền văn hóa chung của đất nước ta. Làm sao Chính phủ và các bộ, ngành quan tâm cấp đầy đủ nguồn vốn để Làng Văn hóa- Du lịch các dân tộc VN sớm hoàn thiện để các dân tộc trong cả nước về đây như là về mái nhà chính của mình.

Ông Giàng A Chu- Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội mong muốn lãnh đạo Bộ Văn hóa- Thể thao và Du lịch tiếp tục phát huy, quảng bá các giá trị văn hóa các dân tộc, thiết thực nâng cao các mục tiêu phát triển văn hóa- du lịch để Làng Văn hóa- Du lịch các dân tộc VN thực sự là nơi hội tụ bản sắc văn hóa của 54 dân tộc, đồng thời hướng tới cơ sở, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, đưa văn hóa trở lại phục vụ đồng bào các dân tộc. Ban quản lý Làng cần quản lý chặt chẽ, khai thác có hiệu quả nguồn vốn đầu tư của Nhà nước, đồng thời đẩy mạnh xã hội hóa để chủ động kinh phí hoạt động. Ông cũng mong các đại biểu Hội đồng dân tộc của Quốc hội tiếp tục quan tâm, có tiếng nói với Quốc hội và các địa phương để quan tâm đầu tư phát huy gìn giữ bản sắc văn hóa các dân tộc Việt Nam.

Cũng trong sáng 20/3, Đoàn đã đi thăm Không gian văn hóa các dân tộc: Mường, Thái, Chăm, Ba-na và giao lưu văn hóa- văn nghệ với cộng đồng các dân tộc Mường, Thái và các giảng viên, sinh viên trường Đại học Văn hóa- Nghệ thuật Quân đội./.

- Trường Thành-

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất