Thứ Năm, 3/10/2024
Đời sống
Thứ Ba, 21/6/2011 15:55'(GMT+7)

Lào Cai phát huy nội lực xây dựng nông thôn mới

 Xã Quang Kim (Bát Xát) đang phấn đấu trở thành xã Anh hùng Lao động trong thời kỳ đổi mới. Đây là một trong những xã vùng thấp của huyện Bát Xát có truyền thống đoàn kết, năng động sáng tạo, nhân dân lao động cần cù, có trình độ thâm canh sản xuất hàng hoá quy mô lớn, có các vùng chuyên canh tập trung, khai thác triệt để các thế mạnh của cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao của địa phương. Quang Kim cũng là xã duy nhất của huyện Bát Xát có mức thu nhập bình quân đầu người 17,8 triệu đồng/ng­ười/năm. Xã còn nổi bật trong lĩnh vực văn hóa - xã hội, đ­ược đánh giá cao về chất l­ượng giáo dục. Trẻ em trong độ tuổi đến tr­ường đạt 99,5%; 100% giáo viên có trình độ đạt chuẩn và trên chuẩn; tỷ lệ học sinh khá và giỏi chiếm trên 50%; đã có 2/4 tr­ường đạt Trư­ờng chuẩn Quốc gia, 2 tr­ường còn lại phấn đấu đạt chuẩn trong năm 2010. Quang Kim là xã đầu tiên trong huyện thực hiện xã hội hóa trong xây dựng nhà văn hóa cộng đồng. Đến nay, xã đã có 16/18 thôn có nhà văn hóa và 18/18 thôn đ­ược công nhận đạt tiêu chuẩn Làng văn hóa; 90% số hộ đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa, 100% thôn bản có đường bê tông kiên cố hóa.

Đối với xã Nậm Cang - xã vừa được Nhà nước trao tặng danh hiệu Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới, cấp uỷ, chính quyền và nhân dân trong xã chọn cách làm kinh tế bền vững bằng phát triển du lịch cộng đồng. Nhận thấy làm kinh tế du lịch có hiệu quả, nhiều hộ trong xã đã đầu tư mở rộng nhà sàn, làm thêm phòng nghỉ để đón khách kết hợp trồng, bảo vệ rừng, thu nhập từ thảo quả. Đến nay, thu nhập bình quân đầu người ở Nậm Cang đạt gần 15 triệu đồng/năm.

Nói đến xã Phú Nhuận (huyện Bảo Thắng) là nói tới vùng nông thôn đã hình thành rõ các vùng chuyên canh lúa, cá, chè và chăn nuôi. Ở đây, hệ thống giao thông thôn bản được bê tông hóa 100% bằng sự đóng góp xã hội hóa của nhân dân rất thuận lợi cho mua bán trao đổi hàng hóa kích thích sản xuất phát triển. Phú Nhuận cũng là địa phương phát triển mạnh về giáo dục và không có tệ nạn xã hội, mức thu nhập bình quân đầu người trên 16 triệu đông/năm.

Tại huyện Si Ma Cai- huyện vùng sâu và đặc biệt khó khăn nhất tỉnh Lào Cai cũng như cả nước, xã Sín Chéng lại nổi lên như một điểm sáng về phát triển kinh tế và văn hóa xã hội. Là xã 100% đồng bào Mông, nhưng từ lâu, người dân đã trồng cấy 2 đến 3 vụ, năng suất lúa thường đạt cao 10 tấn/ha. Các cây ngô, đậu tương gieo cấy bằng giống mới đã cho sản lượng vượt gấp 2, 3 lần các xã trong huyện. Ngoài sản xuất nông nghiệp, người dân trong xã còn làm thêm các dịch vụ xay xát, sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến đậu phụ, chăn nuôi đại gia súc theo hướng bán công nghiệp đạt hiệu quả. Xã Sín Chéng là xã duy nhất của huyện có mức thu nhập bình quân đầu người trên 14 triệu đồng/năm.

Ông Ma Quang Trung, Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT, Phó Ban Thường trực Xây dựng nông thôn mới Lào Cai cho biết: Có được kết quả trên là do Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các xã đã chủ động phát huy nội lực, đồng sức, đồng lòng giữa Đảng bộ, chính quyền và các tổ chức đoàn thể trong xây dựng nông thôn mới. Ở những địa phương này, cấp uỷ, chính quyền phải hướng người dân vào việc tự học hỏi cách làm giàu thông qua các mô hình nông nghiệp, tận dụng tối đa khả năng phát triển sản xuất, không để đất bị bỏ hoang trong vụ đông, thay vào đó là thâm canh nuôi trồng các cây, con có năng suất cao, phấn đấu hết năm 2012 cho thu nhập trên 100 triệu đồng/ha đất canh tác và hoàn thành các tiêu chí khác, cơ bản ổn định hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới./.


Lục Văn Toán

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất