Thứ Năm, 3/10/2024
Đời sống
Thứ Sáu, 17/6/2011 21:25'(GMT+7)

Kiến nghị tăng mức xử phạt hành chính đối với hành vi vi phạm bảo hiểm xã hội

Việc xử phạt những đối tượng này hầu như chỉ dừng lại ở mức ra các quyết định cảnh cáo hoặc xử phạt hành chính, vốn không đủ sức răn đe. Biện pháp cưỡng chế được áp dụng chủ yếu khấu trừ qua tài sản ngân hàng nhưng không khả thi do tiền không có trong tài khoản.

Ngành Tòa án thành phố đã đưa ra xét xử một số vụ liên quan đến chiếm dụng BHXH. Tính từ năm 2008 - 30/4/2011, BHXH thành phố đã khởi kiện 230 đơn vị. Bước đầu, việc khởi kiện và xét xử đã thu được kết quả nhất định, 114 đơn vị khắc phục theo bản án, ngoài ra có 50 đơn vị đã chủ động khắc phục nợ trước khi hầu tòa.

Tuy nhiên ở TP. Hồ Chí Minh lại xuất hiện 22 trường hợp có chủ doanh nghiệp bỏ trốn, giải thể trong quá trình tố tụng nên hậu quả không thể khắc phục được. Việc xử lý các đơn vị có chủ doanh nghiệp bỏ trốn đang là tiền lệ trong loại án lao động, gây khó khăn cho nhiều ban ngành liên quan, ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi người lao động. Đến nay, hiệu lực Quyết định 30/2009/QĐ-TTg về hỗ trợ các doanh nghiệp và người lao động gặp khó khăn do suy giảm kinh tế trong năm 2008 đã hết, việc địa phương tạm ứng ngân sách trả cho người lao động bị thôi việc, nghỉ việc rồi phát mãi tài sản doanh nghiệp để thu hồi nợ không thể tiếp tục được nữa. Cùng lúc đó, doanh nghiệp dây dưa, chậm đóng BHXH, chậm khắc phục sau khi có bản án cũng gây trở ngại lớn cho công tác hỗ trợ người lao động. Tài sản doanh nghiệp phát mãi bị thâm hụt, không đủ trả một phần nợ lương công nhân chứ chưa nói gì đến các khoản tiền khác như tiền BHXH, tiền thuê mặt bằng, thuế, tiền đơn hàng…

Trong khi kiên quyết khởi kiện các đơn vị vi phạm ra tòa, ngành BHXH, lao động thương binh và xã hội (LĐ-TB-XH) thành phố kiến nghị tăng mức xử phạt hành chính đối với hành vi vi phạm BHXH lên 10% tổng số nợ, thay vì mức xử tối đa 20-30 triệu đồng như hiện nay; TAND Tối cao sớm có văn bản hướng dẫn tòa án các cấp xét xử các vụ án nợ đọng BHXH, bổ sung tội danh “chiếm dụng BHXH” vào Bộ luật Hình sự, có như vậy mới đủ sức răn đe.

Ngoài những nhân tố khách quan nói trên dẫn đến việc xử lý thiếu dứt điểm các vụ nợ đọng, chiếm dụng BHXH, ngành BHXH, LĐ-TB-XH TP. Hồ Chí Minh cũng cần chấn chỉnh lại công tác đốc thu, thanh tra lao động, tăng cường việc xuống cơ sở đôn đốc, nhắc nhở, giảm dần việc cán bộ ngành ngồi một chỗ “ra phiếu” yêu cầu doanh nghiệp, nên tiến hành đốc thu theo tháng hoặc quý chứ không để kéo dài./.

Theo TTXVN

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất