(TG) - Thông qua tiếp xúc, đối thoại, nhiều vấn đề trì trệ, bức xúc trong
cộng đồng dân cư được giải tỏa, tháo gỡ; “điểm nóng” trên địa bàn
tỉnh Lào Cai được giảm thiểu, sự đồng thuận xã hội tăng lên; tỷ lệ
giải đáp những vướng mắc, kiến nghị của nhân dân trong các cuộc
đối thoại đều đạt từ 70% trở lên.
Ngày 2-12-2013, Tỉnh ủy
Lào Cai ban hành Quyết
định số 783-QĐ/TU về
“Ban hành Quy chế tiếp xúc, đối
thoại trực tiếp với nhân dân trên
địa bàn tỉnh Lào Cai”. Sau gần 5
năm thực hiện đã đạt được kết
quả đáng khích lệ.
Để công tác tiếp xúc, đối thoại
với nhân dân thực sự là nhiệm
vụ quan trọng, thường xuyên, là
phương thức lãnh đạo của tổ chức
Đảng từ tỉnh đến cơ sở, Quy chế
tiếp xúc, đối thoại của tỉnh quy
định rõ trách nhiệm của cấp ủy,
chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và
các đoàn thể, cơ quan chức năng
các cấp; nội dung, hình thức tổ
chức tiếp xúc, đối thoại; trình tự
tổ chức; trách nhiệm xử lý các
công việc sau đối thoại… Hằng
năm Tỉnh ủy ban hành kế hoạch
tiếp xúc, đối thoại với nhân dân
trên địa bàn tỉnh. Trên cơ sở đó,
cấp huyện, xã, đơn vị xây dựng kế
hoạch tổ chức tiếp xúc, đối thoại
ở địa phương, đơn vị mình. Ngoài
ra, công tác nắm bắt dư luận xã
hội được đặc biệt quan tâm, chủ
động tiến hành các cuộc đối thoại
ở những nơi xuất hiện vấn đề, có
nguy cơ xảy ra bức xúc hoặc điểm
nóng. Để nâng cao chất lượng
các cuộc đối thoại, trong các kế
hoạch đều phân công rõ nhiệm
vụ cho các ngành chức năng, cử
cán bộ chủ chốt của cấp ủy, chính
quyền các cấp đối thoại trực tiếp
với nhân dân.
Nội dung các cuộc đối thoại
rất phong phú, từ những vấn
đề người dân chưa nhận thức
đúng, chưa đồng thuận, những
nguyện vọng, mong muốn của
dân đến những vấn đề phát sinh
trong phát triển kinh tế, xã hội
ở địa phương như: giải phóng
mặt bằng, tái định cư khi thực
hiện các dự án phát triển kinh tế
- xã hội, chế độ chính sách liên
quan trực tiếp đến dân, vấn đề
môi trường, giải quyết việc làm,
an sinh xã hội, an ninh trật trên
địa bàn…
Hình thức đối thoại linh hoạt,
vừa tổ chức các cuộc đối thoại
độc lập, vừa lồng ghép gắn với
các hội nghị cán bộ công chức,
hội nghị người lao động, hội
đồng quân nhân… Đối tượng
tham dự đối thoại rất đa dạng,
gồm: bí thư chi bộ, trưởng thôn,
tổ trưởng tổ dân phố, đại diện
cơ quan, đơn vị, cộng đồng dân
cư; có cuộc mời toàn thể đại biểu
các hộ dân cư, cán bộ, công chức
cùng tham gia. Các cuộc đối thoại
được tổ chức theo phân cấp: cơ
sở, huyện, tỉnh, những vấn đề
phức tạp thì bố trí cán bộ các
cấp từ tỉnh đến cơ sở cùng tham
gia đối thoại, nội dung liên quan
đến cấp nào, cấp đó trực tiếp đối
thoại với nhân dân.
Các cuộc đối thoại đều được
tổ chức dân chủ, cởi mở, khuyến
khích người dân nêu thắc mắc,
cán bộ đối thoại kiên trì giải thích
trên cơ sở chủ trương, đường lối
của Đảng, chính sách, pháp luật
của Nhà nước. Đồng thời, phân tích để người dân nhận thức
đúng quyền và nghĩa vụ của họ,
nhất là những trường hợp nắm
thông tin không đầy đủ nên có
những đòi hỏi, bức xúc phi lý.
Sau tiếp xúc đối thoại, cơ quan
chủ trì ban hành thông báo kết
luận (Thường trực Tỉnh ủy, UBND
tỉnh, Huyện ủy, UBND huyện, các
ngành chức năng cấp tỉnh…), yêu
cầu các cơ quan, đơn vị có liên
quan đến những vấn đề chưa
được giải quyết thỏa đáng trong
đối thoại phải có giải pháp khắc
phục, giải quyết, trả lời nhân dân;
nghiêm túc sửa chữa, khắc phục
hạn chế khuyết điểm của các cơ
quan chức năng nếu có. Một số
địa phương sau cuộc đối thoại
tập trung, nếu còn những vấn
đề người dân chưa thật sự đồng
thuận, cấp ủy, chính quyền tiếp
tục cử cán bộ đến tận gia đình
tìm hiểu, phân tích để họ nhận
thức đúng, chia sẻ và đồng thuận
với kết quả giải quyết của các cơ
quan chức năng. tích để người dân nhận thức
đúng quyền và nghĩa vụ của họ,
nhất là những trường hợp nắm
thông tin không đầy đủ nên có
những đòi hỏi, bức xúc phi lý.
Sau tiếp xúc đối thoại, cơ quan
chủ trì ban hành thông báo kết
luận (Thường trực Tỉnh ủy, UBND
tỉnh, Huyện ủy, UBND huyện, các
ngành chức năng cấp tỉnh…), yêu
cầu các cơ quan, đơn vị có liên
quan đến những vấn đề chưa
được giải quyết thỏa đáng trong
đối thoại phải có giải pháp khắc
phục, giải quyết, trả lời nhân dân;
nghiêm túc sửa chữa, khắc phục
hạn chế khuyết điểm của các cơ
quan chức năng nếu có. Một số
địa phương sau cuộc đối thoại
tập trung, nếu còn những vấn
đề người dân chưa thật sự đồng
thuận, cấp ủy, chính quyền tiếp
tục cử cán bộ đến tận gia đình
tìm hiểu, phân tích để họ nhận
thức đúng, chia sẻ và đồng thuận
với kết quả giải quyết của các cơ
quan chức năng.
Thực tế có những vấn đề rất
phức tạp, song thông qua đối
thoại trực tiếp đã giải quyết suôn
sẻ. Năm 2015, tỉnh chủ trương
di dời các hộ kinh doanh tại chợ
trung tâm Cốc Lếu ở thành phố
Lào Cai sang chợ tạm để xây dựng
lại chợ với quy mô lớn hơn, hiện
đại hơn. Ban đầu, hơn 300 hộ
kinh doanh tại chợ chưa đồng
thuận với cấp ủy, chính quyền
thành phố, họ đã không hợp tác
với chính quyền, thậm chí còn
khiếu kiện vượt cấp. Nhưng sau 5
lần đối thoại giữa lãnh đạo thành
phố với các hộ kinh doanh, vụ
việc đã được giải quyết, các hộ
kinh doanh chấp hành nghiêm
túc chủ trương của thành phố. Để
thực hiện dự án xây dựng đường
cao tốc Nội Bài - Lào Cai, đoạn đi
qua địa phận Lào Cai phải di dời
hàng chục nghìn hộ dân cư, với
hàng vạn ha đất ở, đất canh tác
cần giải phóng, đền bù. Các huyện,
thành phố có đường cao tốc đi qua
đã tiến hành hàng trăm cuộc đối
thoại, tạo được đồng thuận trong
nhân dân nên Lào Cai là tỉnh dẫn
đầu trong 5 tỉnh có tuyến đường
đi qua sớm bàn giao mặt bằng cho
các đơn vị thi công…
Ngoài ra, các cơ quan, các
đơn vị lực lượng vũ trang, doanh
nghiệp thường xuyên thực hiện
tiếp xúc, đối thoại trực tiếp với
cán bộ, chiến sĩ, người lao động
thông qua hội nghị cán bộ công
chức, hội nghị người lao động
và hoạt động của hội đồng quân
nhân hoặc tổ chức lồng gắn với
hội nghị tập huấn, hoạt động tiếp
xúc cử tri, hội nghị tuyên truyền
chuyên đề... Một số cơ quan, đơn
vị căn cứ nội dung Quy chế tiếp
xúc, đối thoại trực tiếp với nhân
dân của tỉnh đã có văn bản chỉ
đạo, hướng dẫn riêng theo đặc
thù của ngành như ngành Giáo
dục và Đào tạo, Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn, Tài nguyên
và Môi trường…
Kết quả hoạt động tiếp xúc,
đối thoại thực sự có ý nghĩa quan trọng trong thực hiện Quy
chế dân chủ; giữ vững ổn định
để phát triển. Thông qua tiếp
xúc đối thoại, người dân được
trực tiếp bày tỏ tâm tư, nguyện
vọng, nêu kiến nghị với các cơ
quan chức năng về những vấn
đề liên quan đến dân; được nghe
phổ biến thêm, phân tích những
vấn đề dân quan tâm, thắc mắc,
qua đó vừa nâng cao nhận thức,
vừa thấy rõ quyền lợi và trách
nhiệm của dân. Nhiều vấn đề trì
trệ, bức xúc trong cộng đồng dân
cư được giải tỏa, tháo gỡ, “điểm
nóng” trên địa bàn giảm thiểu,
sự đồng thuận xã hội tăng lên;
tỷ lệ giải đáp những vướng mắc,
kiến nghị của nhân dân trong
các cuộc đối thoại đều đạt từ 70%
trở lên… Một số chương trình,
kế hoạch khi triển khai, ban đầu
khá phức tạp, dân chưa hiểu rõ
nên bức xúc nhưng sau nhiều
lần đối thoại đã đạt được sự đồng
thuận… Đây là cơ sở quan trọng
để tỉnh Lào Cai triển khai các kế
hoạch, chương trình, dự án phát
triển kinh tế - xã hội đạt kết quả
cao trong những năm qua. Cán
bộ tham gia đối thoại vừa nắm
vững chủ trương, nghị quyết của
Đảng, chính sách, pháp luật của
Nhà nước, vừa nâng cao tinh
thần trách nhiệm với nhiệm
vụ được giao, vừa rèn luyện kỹ
năng tiếp xúc, thuyết phục, vận
động nhân dân. Đồng thời, cán
bộ có thêm điều kiện để gần dân,
hiểu dân, phục vụ nhân dân theo
đúng nghĩa là “công bộc” của dân.
Đối thoại thực sự là một phương
pháp tích cực, hiệu quả của công
tác tư tưởng.
Bên cạnh những kết quả đạt
được, Lào Cai cũng thẳng thắn
nhận thấy việc thực hiện Quy
chế tiếp xúc đối thoại với nhân
dân cũng còn một số hạn chế,
khuyết điểm như: có cơ quan
chức năng chuẩn bị chưa chu
đáo về tình hình cũng như khả
năng giải quyết những vấn đề
thực tế, nên trong đối thoại còn
tình trạng trả lời chung chung,
chưa đáp ứng kỳ vọng của người
dân. Còn tình trạng lúng túng
trong quy trình tổ chức đối thoại,
nhất là cấp cơ sở. Một số cán bộ
được giao nhiệm vụ đối thoại với
dân chưa nắm vững chủ trương,
đường lối, chính sách, pháp luật,
thiếu kỹ năng đối thoại. Một số cán bộ chủ chốt cấp xã chưa
bố trí thời gian để trực tiếp đối
thoại với dân mà ủy quyền cho
cấp phó đối thoại nên một số vấn
đề dân nêu lên cán bộ đối thoại
chưa giải đáp được thỏa đáng. Số
hội nghị tiếp xúc, đối thoại trực
tiếp với nhân dân ở cấp xã chưa
nhiều, chưa được thực hiện đúng
quy trình, chủ yếu thực hiện
lồng ghép với các hội nghị khác
của xã, do đó, việc giải quyết các
vấn đề thuộc thẩm quyền của
cấp xã có nơi chưa kịp thời; một
số xã chưa phân định rõ giữa tổ
chức tiếp xúc, đối thoại với tiếp
xúc cử tri…
Qua gần 5 năm thực hiện Quy
chế tiếp xúc đối thoại với nhân
dân ở Lào Cai, bước đầu rút ra
một số bài học kinh nghiệm:
Một là, không ngừng nâng
cao nhận thức, tinh thần trách
nhiệm của cấp ủy các cấp đối với
công tác tiếp xúc, đối thoại với
nhân dân, coi đây thực sự là một
phương pháp lãnh đạo của Đảng.
Hai là, người đứng đầu, cán
bộ tham gia đối thoại phải nắm
vững chỉ thị, nghị quyết của
Đảng, chính sách, pháp luật của
Nhà nước. Đây là cơ sở để đưa ra
những chủ trương, quyết sách, đề
án, dự án liên quan trực tiếp đến
người dân thì khi tiến hành các
cuộc tiếp xúc, đối thoại mới mang
lại hiệu quả cao.
Ba là, cán bộ phải thực sự vì
dân, trong đối thoại phải thực sự
dân chủ, lắng nghe đầy đủ những
vấn đề người dân nêu lên, kiên
trì tuyên truyền, giải thích, vận
động, thuyết phục dân với thái
độ trọng dân, tin dân.
Bốn là, tiếp xúc, đối thoại
phải trở thành hoạt động thường
xuyên của cấp ủy, chính quyền,
Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể
các cấp, từ tỉnh đến cơ sở.
Trong thời gian tới, Tỉnh ủy
Lào Cai tiếp tục đẩy mạnh thực
hiện Quy chế tiếp xúc, đối thoại
từ tỉnh đến cơ sở. Tỉnh ủy yêu cầu
tăng cường sự lãnh đạo của cấp
ủy các cấp; tích cực tuyên truyền,
phổ biến Quy chế tiếp xúc, đối
thoại do Tỉnh ủy ban hành để cán
bộ, đảng viên và nhân dân biết và
thực hiện; tập huấn kỹ năng tổ
chức tiếp xúc, đối thoại đối với
cán bộ đảng, chính quyền, cơ
quan làm công tác tuyên truyền
vận động, Mặt trận Tổ quốc và
đoàn thể các cấp; kế hoạch hóa
việc tiếp xúc, đối thoại đối với
cấp ủy, chính quyền các cấp từ
tỉnh đến cơ sở; tăng cường công
tác kiểm tra, sơ kết đánh giá việc
thực hiện Quy chế.
Đỗ Văn Lược
Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Lào Cai