Thứ Bảy, 5/10/2024
Kinh tế
Thứ Tư, 4/5/2011 20:21'(GMT+7)

Lao động chất lượng cao là điểm “nghẽn” của VN

Cải thiện chất lượng nhân lực là ưu tiên hàng đầu để thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình

Cải thiện chất lượng nhân lực là ưu tiên hàng đầu để thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình

 "Tuy nhiên, không phải là năng lực của lao động VN không tốt mà chỉ vì họ chưa được đào tạo bài bản, và chưa có cơ hội được tiếp xúc với những ngành công nghiệp có sử dụng công nghệ cao”, Phó Thủ tướng nhận định.

Ông Hoàng Trung Hải dẫn một ví dụ: tập đoàn Intel và Samsung khi bắt đầu triển khai đầu tư vào VN đã rất “ngần ngừ” vì vấp phải một khó khăn là thiếu những lao động có chuyên môn và chất lượng. Sau đó, phía VN phải huy động các kỹ sư và người lao động từ các trường đại học và từ nước ngoài, thì đã đáp ứng được nhu cầu của các đối tác, thậm chí còn đáp ứng tốt hơn mức họ mong muốn. Kết quả là các tập đoàn này đã đồng ý triển khai tiếp giai đoạn 2 của dự án tại VN.

“Nguồn lao động có chất lượng chính là một điểm “nghẽn” của VN hiện nay. Tuy nhiên, không phải là năng lực của lao động VN không tốt mà chỉ vì họ chưa được đào tạo bài bản, và chưa có cơ hội được tiếp xúc với những ngành công nghiệp có sử dụng công nghệ cao”, Phó Thủ tướng nói.

Lao động chất lượng cao là điểm “nghẽn”  của VN
Cải thiện chất lượng nhân lực là ưu tiên hàng đầu để thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình 


Cải thiện chất lượng nguồn nhân lực cũng được coi là “chìa khóa” để giúp VN thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình. GS Kenichi Ohno, chuyên gia kinh tế của ADB, tăng trưởng của VN không thể dựa mãi vào FDI và ODA, tài nguyên thiên nhiên, các dự án lớn, đầu từ vào chứng khoán và bất động sản,…nguồn lực thực sự cho tăng trưởng phải là giá trị cho người dân và doanh nghiệp trong nước tạo ra.

“Thực tế là để đạt 1% tăng tưởng, VN đã phải đầu tư rất nhiều, trong khi đó, năng suất lao động lại dậm chân tại chỗ”, ông Kenichi nói.

Từ thực tế đó, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải khẳng định, thời gian tới VN sẽ tập trung đầu tư lĩnh vực con người, đây được coi là mục tiêu trọng tâm trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của VN. Trong đó, đầu tư vào nguồn lao động có kỹ năng, và lực lượng quản lý sẽ là những ưu tiên hàng đầu. Vì vậy, VN rất cần sự hỗ trợ của của các tổ chức quốc tế, trong đó có ADB.

Ngoài ra, vấn đề cơ sở quá tải cũng là nguyên nhân cản trở sự phát triển của VN. Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải lấy ví dụ, mặc dù tốc độ tăng trưởng của ngành điện đã tăng gấp đôi tốc độ tăng GDP, đầu tư cho ngành điện cũng trên 10% tổng đầu tư toàn xã hội. Nhưng dự đoán năm nay, điện vẫn thiếu khoảng 3 tỷ kwh. Bên cạnh đó, hệ thống giao thong, cảng biển, sân bay, giao thông đô thị… cũng đòi hỏi vốn đầu tư lớn.

“Trước mắt, theo nhiều chuyên gia, VN chỉ nên tập trung vào những lĩnh vực có ưu thế. Nhưng thực tế, VN phải triển khai rất nhiều lĩnh vực thì mới phát hiện ra năng lực cạnh tranh động. Còn đối với những năng lực tĩnh (nông nghiệp, công nghiệp nhẹ,…) thì vẫn phải phát huy tối đa, tiếp tục đầu tư để nâng cao giá trị gia tăng. Đồng thời chuyển dịch lao động từ khu vực Nông nghiệp, sang công nghiệp để đảm bảo người dân có thể làm giàu trên đồng ruộng của mình”, Phó Thủ tướng nhấn mạnh.

Ưu tiên nhiều nghĩa là không ưu tiên gì

Ngoài nguồn nhân lực, GS Kenichi cũng đưa ra 3 yếu tố còn bất cập trong hoạch định chính sách của VN. Đó là thiếu cấu trúc chính sách chặt chẽ, phối hợp giữa các bộ kém, ngân sách, nhân lực, khung pháp lý cần thiết cho việc thực hiện không được cung cấp đầy đủ, thiếu sự tham gia của các bên liên quan, nhất là các doanh nghiệp không ưởng ứng việc thực hiện.

“VN cần phải học hỏi một cách bài bản để đưa ra chính sách, tư duy chính sách một cách có hệ thống. Những nước đi trước VN như Singapore, họ cũng từng phải tự xoay sở bằng nỗ lực của chính mình qua những lần thử nghiệm và thất bại mới đưa ra được những chính sách phát triển có hiệu quả”, GS Kenichi nói.
Theo đó, VN không nên sao chép chính sách đã áp dụng ở nước khác mà không tính đến bối cảnh trong nước. Cần tránh sao chép tùy tiện, máy móc. Không nên  tự cho rằng “Nước tôi là trường hợp đặc biệt” không thể học hỏi từ các nước khác.

Đặc biệt, VN cần có một số điểm trọng tâm chính sách. Hiện nay, VN đang có quá nhiều ưu tiên cũng có nghĩa là không có ưu tiên. Chỉ nên lựa chọn vài chiến lược để tích cực thực hiện. Mỗi chiến lược phải có một Bộ hoặc ban ngành chịu trách nhiệm chính, có quy hoạch, ngân sách, nhân sự, giám sát và hợp tác quốc tế. Các chiến lược có thể có sự chồng chéo, vì vậy, cần có sự điều phối ở cấp trên Bộ như sự điều hành của chính Thủ tướng hoặc Phó Thủ tướng.

Lạm phát 2011 cố gắng là 11,75%

Con số lạm phát 7% được đề ra của VN cũng được nhiều diễn giả cũng như các chuyên gia tỏ ra lo ngại vì chỉ trong tháng 4/2011, chỉ số CPI của VN đã lên đến 9,64%. Và vì vậy, nếu tính chung cả 4 tháng thì con số 7% là không khả thi.

Liên quan đến vấn đề này, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước VN Nguyễn Văn Giàu khẳng định, khi đưa ra con số này, trên thế giới chưa xảy ra những diễn biến bất thường như giá cả tăng cao, diễn biến phức tạp ở khu vực Bắc Phi và thảm họa sóng thần tại Nhật Bản hồi tháng 3/2011.
“Dù vậy, VN sẽ nỗ lực hết mình để cố gắng đạt được con số xấp xỉ năm 2010 là 11,75%”, Thống đốc Giàu nhấn mạnh.

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch Đầu tư Võ Hồng Phúc cũng nhấn mạnh, để kiềm chế lạm phát, vừa qua Chính phủ VN cũng đã đưa ra Nghị quyết 11, theo đó, mục tiêu quan trọng hàng đầu là kiềm chế lạm phát. Đây cũng là lần đầu tiên mục tiêu tăng trưởng kinh tế không được ưu tiên./.

N.Yến - VTCnews
Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất