Thứ Sáu, 20/9/2024
Tuyên truyền
Thứ Tư, 4/2/2015 15:13'(GMT+7)

"Lịch sử Quốc hội Việt Nam 1992-2011”

Sáng ngày 4/2/2015, Hội thảo khoa học về bản thảo cuốn sách “Lịch sử Quốc hội Việt Nam 1992-2011” do PGS, NGND Lê Mậu Hãn làm chủ biên đã diễn ra tại Văn phòng Quốc hội. TS Nguyễn Sĩ Dũng- Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội và PGS, TS Nguyễn Văn Nhật- Chủ tịch Hội đồng khoa học Viện Sử học Việt Nam đồng chủ trì. Đến dự Hi thảo còn có nhóm tác giả biên soạn, các đồng chí lãnh đạo các Ủy ban của Quốc hội, các nhà khoa học đến từ Đại học Quốc gia Hà Nội, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, các cơ quan ở Trung ương và Hà Nội.

Sau khi nghe bà Phan Thị Toàn, Vụ trưởng Vụ Thông tin, Văn phòng Quốc hội báo cáo tiến độ thực hiện công tác nghiên cứu, biên soạn bản thảo cuốn sách, 14 ý kiến phát biểu tại Hội thảo đã tập trung làm rõ các vấn đề liên quan đến nội dung, kết cấu, hình thức trình bày bản thảo cuốn "Lịch sử Quốc hội Việt Nam 1992-2011” - tập 4; đóng góp ý kiến cho nhóm tác giả biên soạn để sửa chữa, bổ sung và hoàn thin cuốn sách này kịp thời ra mắt bạn đọc vào giữa năm 2015…

Phát biểu kết luận, TS Nguyễn Sĩ Dũng khẳng định:

Thứ nhất, việc biên soạn cuốn sách "Lịch sử Quốc hội Việt Nam 1992-2011” – tập 4 bao gồm các khóa IX, X, XI, XII của Quốc hội, kế tiếp Lịch sử Quốc hội Việt Nam tập 1 (1946-1960), tập 2 (1960-1976), tập 3 (1976-1992) là một việc làm hết sức cần thiết; không chỉ góp phần phục dựng lại một giai đoạn lịch sử trong hành trình xây dựng và phát triển của Quốc hội Việt Nam mà còn khẳng định vai trò của Quốc hội Việt Nam trong trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN. Bản thảo cuốn sách dày 610 trang thể hin trách nhim và tâm huyết của nhóm biên soạn trong vic nghiên cứu một công trình lịch sử, mang tính chính trị cao.

Thứ hai, kết cấu 4 chương của cuốn sách là hợp lý, trong đó mỗi chương tương ứng với một khóa của Quốc hội là phù hợp với sự phân kỳ lịch sử xây dựng và phát triển của Quốc hội Việt Nam. Dung lượng của các chương, các tiểu mục trong chương tương đối hợp lý, cân đối. Văn phong gọn gàng, mạch lạc. 

Thứ ba, những nét khái quát về bối cảnh, về tổ chức bầu cử đại biểu Quốc hội mỗi nhiệm kỳ, về những hoạt động nhằm thực hiện chức năng và nhiệm vụ của Quốc hội, quá trình tổ chức, xây dựng và hoạt động của Quốc hội được phục dựng tương đối đầy đủ, cho thấy một bức tranh toàn cảnh về diện mạo của mỗi nhiệm kỳ Quốc hội từ năm 1992-2011. Đồng thời, góp phần khẳng định vị trí, vai trò của Quốc hội – cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nhân dân; luôn là hiện thân của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, luôn gắn bó mật thiết với nhân dân trong hệ thống chính trị, trong đời sống chính trị của đất nước và những đóng góp của Quốc hội trong hành trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Thứ tư, phần ảnh minh họa trong mỗi chương đã có sự chọn lọc, điều chỉnh, bổ sung, làm rõ hơn, sinh động hơn các hoạt động của Quốc hội tại mỗi nhim kỳ và phần phụ lục đã góp phần vào thành công của bản thảo cuốn sách.

Tuy nhiên, nhóm biên soạn cần tiếp tục bàn bạc, sửa chữa, bổ sung các nội dung và khắc phục những hạn chế  theo ý kiến đóng góp tại Hội thảo như: Làm rõ hơn sự kết nối giữa các chương; làm sâu sắc hơn phần tiểu kết cuối mỗi chương; phân tích và làm rõ hơn sự đổi mới trong tổ chức và hoạt đng của mỗi khóa Quốc hội... 

NA

 
Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất