Thứ Sáu, 15/11/2024
Thế giới
Thứ Ba, 2/3/2010 14:10'(GMT+7)

Liên minh Nga - Pháp mới

Tổng thống Dmitri Medvedev tại Zavidovo, gần Mátxcơva ngày 16/1/2010.

Tổng thống Dmitri Medvedev tại Zavidovo, gần Mátxcơva ngày 16/1/2010.

Bị chỉ trích bởi những hành động tại Chesnia hay Grudia song nước Nga đã quay trở lại điện Elysée trong sự chào đón. Ngày 01/3, Tổng thống Nicolas Sarkozy đã đón tiếp người đồng nhiệm Nga Dmitri Medvedev một cách long trọng, điều này làm chúng ta liên tưởng tới việc từ nay Paris sẽ duy trì một mối quan hệ ưu tiên với Mátxcơva. Hai phía sẽ thảo luận về an ninh, đặc biệt là vấn đề hạt nhân Iran, vấn đề kinh tế và năng lượng với những hợp đồng quan trọng, song cũng liên quan đến lĩnh vực văn hoá với việc mở một cuộc triển lãm về nước Nga thần thánh tại bảo tàng Louvre.

Ảo tưởng

Nhưng nước Nga ngày nay của ông Medvedev cũng là nước Nga của ông Putin trước đây, ngay cả khi người đứng đầu ngành ngoại giao Pháp Bernard Kouchner nghĩ rằng ông Medvedev sẽ mở ra cho nước Pháp một tương lai "hứa hẹn" hơn. Mới đây, Ngoại trưởng Bernard Kouchner đã nói với các nhà báo: "Thế hệ Tổng thống Medvedev khác với thế hệ của Tổng thống Vladimir Poutin trước đây". Nhà chính trị học Anne de Tinguy tự hỏi: "Ông Medvedev đã có một bài diễn văn cởi mở hơn, có thiện cảm hơn với người phương Tây, nhưng sẽ dẫn tới điều gì?". Tôi đã đọc ba lần bài diễn văn trong đó ông Medvedev có những chỉ trích mang tính bào chữa về tình trạng của đất nước ông. Tôi tự nhủ: ông Medvedev là một Gorbatchev mới. Chính những người Nga đã nói với tôi rằng: "Nhưng ông ấy đã làm gì?". Để chứng minh cho những lựa chọn của mình, nếu nước Pháp cần so sánh giữa một Tổng thống Medvedev tốt với một Tổng thống Putin ác độc, những người Nga không có một sự ám chỉ nào cả. Theo điều tra của Trung tâm thăm dò Levada vào tháng 12/2009, gần 14% người được hỏi cho rằng Tổng thống Dmitri Medvedev đang cố gắng từng bước thay đổi chính trường đất nước. Ngược lại, đa số người dân đánh giá rằng quyền lực vẫn còn nằm trong tay ông Putin.

"Hợp đồng"

Một điều nữa cũng đã thay đổi, đó là thái độ của tổng thống Pháp. Trong chiến dịch tranh cử, ông Nicolas Sarkozy đã lên án tội ác của người Nga tại Chesnia để đáp lại những người chỉ trích liên minh của ông với chính quyền Mỹ. Ông thích "xiết chặt tay với George W. Bush hơn là với Vladimir Poutin". Trong khi đó điện Kremlin đã chờ đợi hơn 48 giờ để chúc mừng chiến thắng của ông trong cuộc bầu cử tổng thống. Sau đó mọi thứ đã thay đổi. Nhà triết học André Glucksmann giải thích: "Ông Nicolas Sarkozy sợ cô đơn trong khi nước Đức của Thủ tướng Angela Merkel đang tiếp tục chính sách thân Nga như thời của người tiền nhiệm Schröder và Italia cũng như Tây Ban Nha đã lao vào một cuộc đua ký kết các hợp đồng với Nga". Điều này đã không thể che giấu sự thất vọng khi vào tháng 12/2007, sau các cuộc bầu cử lập pháp ở Nga, được đánh dấu bởi rất nhiều điều bất thường, ông Nicolas Sarkozy là nhà lãnh đạo phương Tây duy nhất gọi điện cho ông Putin để chúc mừng. Tiếp đó, trong cuộc xung đột Nga - Grudia tháng 8/2008, Pháp đã nhân danh Liên minh châu Âu làm trung gian hoà giải trong khi các xe tăng của Nga ở cách thủ đô Tbilixi chỉ có khoảng 30 km. Ngày nay cũng vậy, điện Elysée khẳng định đã giúp hai phía tránh được điều tồi tệ nhất. Ngược lại, nhiều chuyên gia đánh giá tổng thống Pháp đã rơi vào bẫy của người Nga khi bị sử dụng để chứng nhận việc sát nhập hai khu vực Abkhazia và Nam Ossêtia vào Nga.

Cũng như ông Vladimir Poutin đến thăm Pháp vào tháng 10/2009 trên cương vị thủ tướng, ông Dmitri Medvedev đến Pháp với triển vọng ký kết các hợp đồng năng lượng và vũ khí lớn. Đặc biệt là việc Pháp bán cho Nga 4 tàu đổ bộ chở trực thăng Mistral làm dấy lên một cuộc bút chiến. Đây là lần đầu tiên kể từ năm 1949, một nước thuộc NATO bán vũ khí quân sự hạng nặng cho Nga. Thương vụ này đã gây chia rẽ trong chính phủ. Phủ Thủ tướng đã phản đối hợp đồng bán vũ khí này do Phủ Tổng thống, đứng đầu là Chánh Văn phòng Claude Guéant áp đặt. Từ nay, Paris cố gắng giảm thiểu tầm quan trọng và sự liên quan chiến lược của vụ việc này. Tuy nhiên, sẽ không bao giờ có tính thuyết phục. Ông André Glucksmann nhấn mạnh: "Không phải số vũ khí trên có tầm quan trọng mà là thông điệp của Pháp từ bỏ các dân tộc nhỏ bé sống quanh nước Nga".

Theo báo LIBERATION.fr


Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất