Thứ Sáu, 27/9/2024
Môi trường
Thứ Ba, 30/11/2010 6:28'(GMT+7)

Liên tục động đất ở Thanh Hóa là do động đất... “nhân tạo”?

Không đáng lo ngại nếu là động đất tự nhiên

Lý giải về điều này, TS Lê Huy Minh, Phó Viện trưởng Phụ trách Viện Vật lý Địa cầu phân tích: Động đất là do sự là những rung động của mặt đất một cách mạnh, yếu khác nhau và cảm nhận được trên một vùng rộng. Nói theo ngôn ngữ khoa học thì động đất là sự giải thoát đột ngột một lượng năng lượng lớn, tích tụ trong một thể tích nào đó bên trong trái đất. Trên hành tinh của chúng ta, không có vùng nào chưa từng xảy ra động đất. Còn những rung động nhỏ được gọi là vi địa chấn thì hầu như xảy ra thường xuyên tại bất cứ điểm nào trên mặt đất. Hàng năm, trung tâm địa chấn quốc tế ghi nhận có khoảng 30.000 trận động đất các loại. Tuy nhiên, chúng không xảy ra đều khắp mà tập trung ở một số khu vực.

Về lý thuyết, sự tác động làm rung động mặt đất có thể do yếu tố tự nhiên (như sự dịch chuyển các mảng địa chất) hoặc do tác động của con người nhưng khoan ngầm dưới đất, đóng nhồi cọc, nổ mìn...Có thể dễ nhận thấy, nếu như 1 chiếc xe oto chạy qua với tốc độ lớn, tải trọng nặng thì chúng ta cũng có thể dễ dàng nhận thấy sự rung chuyển. Những yếu tố ngoài tự nhiên có thể hiểu nôm na là nhân tạo- ý chỉ sự tạo thành có tác nhân con người gây ra.

TS Lê Tử Sơn, Viện Vật lý Địa cầu khẳng định: Những trận động đất vừa qua là hiện tượng tự nhiên rất bình thường và không có gì đáng lo ngại. TS Sơn cho biết, thống kê trung bình ở Việt Nam cứ 2 - 3 năm lại có động đất một lần. Việt Nam được xếp vào quốc gia có cường độ động đất ở mức yếu, trừ vùng Tây Bắc được đánh giá là mức trung bình.

Cảnh báo tác động có con người gây ra động đất “nhân tạo”

PGS.TS Nguyễn Đình Hòe, Khoa Môi trường, Đại học Khoa học tự nhiên (Hà Nội) cảnh báo, với một số động thái, con người có thể kích thích cho việc động đất xảy ra nhanh hơn. Đơn cử như việc đắp đập, đào hồ chứa nước ở những vùng có nguy cơ động đất. Hành động chứa nước làm nước thấm sâu vào trong lòng đất làm thay đổi ma sát trượt của cấu trúc địa chất của đất, làm cho động đất xảy ra nhanh hơn. Điều này cũng lý giải vì sao liên tiếp có những trận “động đất” nhỏ xảy ra, thậm chí cũng một khu vực các trận “động đất” xảy ra cách nhau có vài ngày.

GS.TS Trần Trọng Yêm, nguyên Viện trưởng Viện Địa chất cũng cho rằng, đó chưa thể gọi là động đất mà mới chỉ là những rung chấn mà con người có thể cảm nhận được. Động đất thực sự theo đúng nghĩa của nó phải diễn ra trên phạm vi rộng lớn, còn nếu ở phạm vi nhỏ thì điều đầu tiên cần nghĩ đến là động đất nhân tạo, có yếu tố tác động của con người.

Lâu nay, giới khoa học cũng tranh luận khá gay gắt về việc có hay không tác động của thủy điện đối với những động đất. Nhiều giả thuyết được đưa ra nhằm chỉ dẫn mối liên hệ giữa các đập thủy điện nhân tạo lớn và các trận động đất lịch sử như ở Trung Quốc, Ấn Độ. Sức nặng hàng trăm triệu tấn của các đập này có thể làm thay đổi cường độ, sự vận chuyển của các đới địa chất kiến tạo.

Điều này cũng được PGS Hòe và GS Yêm đồng tình cho rằng, hồ chứa có quy mô lớn có thể là nguyên nhân gây ra động đất. PGS Nguyễn Đình Hòe còn đưa ra con số liệu ghi nhận được từ hồ chứa nước thủy điện Hòa Bình, cứ mỗi lần tích nước đầy là khu vực đó có khoảng 70 trận “động đất ” nhưng cấp độ nhỏ và không ảnh hưởng đến cuộc sống người dân./.

Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất