Nước Mỹ có thể đang bắt đầu một năm tăng dân số. Nhà dân số học Kenneth Johnson đã khẳng định trong một bài báo rằng lần đầu tiên trong lịch sử, năm 2010, nước Mỹ ghi nhận số lượng trẻ em sinh ra trong những gia đình dân tộc thiểu số như người gốc châu Phi, Tây Ban Nha và châu Á tăng cao hơn số trẻ em trong những gia đình người da trắng. Nước Mỹ đang nhanh chóng tiến gần tới ngưỡng dân số đặc biệt. 48% trẻ em Mỹ sinh năm 2008, ngược lại với 37% trẻ em sinh năm 1990, là đến từ những gia đình dân tộc thiểu số.
Ông Kenneth Johnson khẳng định nếu những số liệu ông đưa ra là chính xác, những gia đình thiểu số trên sẽ trở thành đa số của cộng đồng người Mỹ trong 40 năm tới. Dựa trên con số thống kê cuối cùng năm 2000, nhà dân số học Kenneth Johnson đánh giá rằng những người thiểu số sẽ chiếm đa số dân Mỹ vào năm 2042. Vào năm 2050, 54% dân số đất nước, tức 235,7 triệu người, sẽ là người thiểu số. Trong khi đó, những người da trắng hiện chiếm gần 2/3 dân số Mỹ.
Những phụ nữ gốc Tây Ban Nha có nhiều con hơn
Ông Kenneth Johnson nhấn mạnh người dân tộc thiểu số tăng nhanh không chỉ bởi nhập cư mà còn bởi tỷ lệ sinh cao. Tỷ lệ sinh của những phụ nữ gốc Tây Ban Nha đóng vai trò trội nhất. 15% dân số Mỹ có nguồn gốc Tây Ban Nha song cộng đồng này đã đóng góp một nửa số dân Mỹ tăng trưởng trong giai đoạn từ năm 2000 – 2008. Những phụ nữ gốc Tây Ban Nha có trung bình 3 con, ngược lại với những phụ nữ Mỹ khác chỉ có trung bình 2 con. Mặt khác, tỷ lệ phụ nữ trẻ gốc Tây Ban Nha trong độ tuổi sinh đẻ tăng hơn số phụ nữ da trắng cùng độ tuổi. Từ năm 1990, tỷ lệ trên đã giảm xuống còn 19%. Trong khi đó, người ta chưa tính đến ngày càng có nhiều phụ nữ da trắng để đến khi cao tuổi mới sinh con. Tại ¼ lãnh thổ Mỹ, số lượng người da trằng cao tuổi sinh con ít hơn người thiểu số.
Hố ngăn cách về chủng tộc và thế hệ
Tăng trưởng dân số ở những dân tộc thiểu số gây ra nhiều cuộc tranh luận chính trị hiện nay như việc cải cách chính sách nhập cư hay hệ thống y tế. Ông Kenneth Johnson tiết lộ: “Hiện ở Mỹ tồn tại hố sâu ngăn cách về thế hệ giữa những người da trắng cao tuổi và những dân tộc thiểu số năng động và trẻ tuổi”. “Chính quyền cần nghĩ tới các giải pháp sáp nhập những người dân tộc thiểu số trên, ví dụ áp dụng các chương trình giáo dục đặc biệt cho những trẻ em mà tiếng Anh không phải là ngôn ngữ mẹ đẻ”.
Ông nói tiếp: “Cần phải nhìn nhận xem những người được ân sủng và những người đóng góp nhất cho nước Mỹ, trong đó đa số là người da trắng, có thể chấp nhận những thách thức về dân số trẻ trên không, trong khi có sự khác biệt về văn hoá giữa họ”. Ông Kenneth Johnson nhắc lại rằng phần lớn tài sản nằm trong tay những người da trắng cao tuổi và tự hỏi: “Liệu họ có chấp nhận trả học phí không khi những ngôi trường không dạy các con họ?”.
Theo báo LEFIGARO.fr (Bài dịch)