Thứ Bảy, 14/9/2024
Ban Tuyên giáo Trung ương
Thứ Năm, 22/8/2024 18:3'(GMT+7)

Nâng cao năng lực xử lý các tình huống nảy sinh trong đời sống văn học, nghệ thuật

PGS. TS. Nhà văn Nguyễn Thế Kỷ, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương trao Chứng nhận hoàn thành chương trình tập huấn.

PGS. TS. Nhà văn Nguyễn Thế Kỷ, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương trao Chứng nhận hoàn thành chương trình tập huấn.

Chiều 22/8, Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương (Hội đồng) đã tổ chức bế mạc Hội nghị tập huấn “Công tác lãnh đạo, quản lý văn hóa, văn nghệ sau 50 năm đất nước thống nhất, đổi mới và phát triển: Thực tiễn và những vấn đề cần quan tâm” khu vực phía Bắc, tổ chức tại Hà Nội từ ngày 20 - 22/8/2024.

Phát biểu tổng kết và bế mạc, PGS. TS. Nhà văn Nguyễn Thế Kỷ, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội đồng nhấn mạnh, tổ chức Hội nghị này, Hội đồng mong muốn giúp học viên củng cố, nắm vững quan điểm, đường lối phát triển văn hóa, văn học, nghệ thuật của Đảng, Nhà nước, nhất là những thành tựu, hạn chế của nền văn học, nghệ thuật (VHNT) nước nhà sau 50 năm đất nước thống nhất, đổi mới và phát triển, sau hơn 15 năm thực hiện Nghị quyết 23-NQ/TW của Đảng và đặc biệt là vấn đề triển khai thực hiện Kết luận 84/KL/TW của Bộ Chính trị về “Tiếp tục thực hiện Nghị quyết 23-NQ/TW về xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới”; về vai trò của VHNT với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam; về sứ mệnh hàn gắn, kết nối và quảng bá các giá trị văn hóa, văn nghệ Việt Nam của mảng VHNT Việt Nam ở nước ngoài và về xu hướng đổi mới, hội nhập và vai trò của kiến trúc Việt Nam với sự phát triển bền vững đất nước. Trên cơ sở đó, trao đổi kinh nghiệm xử lý một số vấn đề thực tiễn nhằm nâng cao năng lực xử lý các tình huống nảy sinh trong đời sống VHNT ở các địa phương, đơn vị.

PGS. TS. Nhà văn Nguyễn Thế Kỷ phát biểu tổng kết và bế mạc Hội nghị tập huấn.

Đồng chí Nguyễn Thế Kỷ cho rằng, những nội dung nêu trên là những vấn đề cơ bản, cần thiết, trực tiếp góp phần nâng cao trình độ, năng lực lãnh đạo, quản lý, kỹ năng nghệ nghiệp; giúp đội ngũ cán bộ trong lĩnh vực văn hóa - văn nghệ nắm bắt sát, đúng tình hình thực tiễn để thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, góp phần tích cực vào việc nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh, phản bác các quan điểm, luận điệu sai trái trong lĩnh vực VHNT, làm lành mạnh đời sống văn hóa - văn nghệ của đất nước.

Đánh giá chung về kết quả Hội nghị, Chủ tịch Hội đồng Nguyễn Thế Kỷ khẳng định, sau 3 ngày làm việc khẩn trương, nghiêm túc, Hội nghị tập huấn đã đã kết thúc và thu được kết quả tốt đẹp. Chủ đề tập huấn sát với yêu cầu của nhiệm vụ chính trị đặc biệt quan trọng, đó là thực hiện Tổng kết 50 năm nền VHNT Việt Nam sau ngày đất nước thống nhất (30/4/1975 - 30/4/2025) và triển khai thực hiện Kết luận 84/KL/TW của Bộ Chính trị về “Tiếp tục thực hiện Nghị quyết 23-NQ/TW về xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới”; sát với thực tiễn đời sống VHNT và chức năng, nhiệm vụ của Hội đồng. Nhìn chung, kết cấu chương trình khá hợp lý. Nội dung các chuyên đề đảm bảo chất lượng, cơ bản đạt được mục tiêu đề ra.

Quang cảnh chương trình tổng kết và bế mạc Hội nghị tập huấn.

Theo đồng chí Nguyễn Thế Kỷ, dựa trên nội dung, chương trình, Hội đồng đã chuẩn bị một đội ngũ giảng viên có kinh nghiệm về chuyên môn, đã và đang trực tiếp tham gia công tác lãnh đạo, quản lý VHNT dày dặn kinh nghiệm, có uy tín chuyên môn trong giới, nắm vững cả lý luận và hoạt động thực tiễn để truyền đạt các chuyên đề. Với tinh thần trách nhiệm cao, các đồng chí giảng viên đã tận tình, tâm huyết, truyền đạt thông tin, kinh nghiệm cần thiết để Hội nghị tập huấn đạt kết quả tốt.

“Qua trao đổi, thăm dò ý kiến, qua bài thu hoạch của các đồng chí học viên, chúng tôi thấy hầu hết các học viên đều khẳng định: Các bài giảng đều rất sâu sắc, hàm lượng lý luận và thực tiễn cao. Những vấn đề được trình bày, phân tích trong các bài giảng đều rất cần thiết, nội dung đã gắn với nhiệm vụ chính trị, nhiệm vụ chuyên môn mà các học viên đang đảm nhiệm; gắn với những vấn đề của thực tiễn đời sống xã hội và đời sống VHNT; có ý nghĩa thiết thực đối với vị trí công tác mà các đồng chí học viên đang đảm nhiệm. Hầu hết các ý kiến đều cho rằng các giảng viên đều nhiệt tình, tâm huyết, cách truyền đạt của giảng viên dễ hiểu, sức thuyết phục cao...”, đồng chí Chủ tịch Hội đồng nêu.

Đồng chí Giàng Thị Hoa, Ủy viên Ban Thường vụ, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh, Chủ tịch Hội Văn học, nghệ thuật tỉnh Điện Biên, thay mặt các học viên phát biểu.

Theo PGS. TS. Nhà văn Nguyễn Thế Kỷ, sự đa dạng của thành phần học viên; số lượng học viên có trình độ học vấn cao tham gia Hội nghị tập huấn đã phần nào chứng tỏ hoạt động của Hội đồng và của các ban, bộ, ngành, địa phương đã bám sát nhu cầu của thực tiễn đời sống VHNT nước nhà, thu hút được sự quan tâm của các cơ quan, đơn vị từ Trung ương đến địa phương.

 

Trong số các học viên có 17 đồng chí là lãnh đạo Ban Tuyên giáo các tỉnh, thành phố; 27 đồng chí là Chủ tịch, Phó chủ tịch Hội VHNT; 6 đồng chí là Giám đốc, Phó giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; 6 đồng chí là Tổng Biên tập, Phó Tổng biên tập báo, tạp chí; 6 đồng chí là Phó Hiệu trưởng, Trưởng, phó khoa trường đại học, cao đẳng; 61 đồng chí là Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng của các Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, các cơ quan báo chí, Hội VHNT, trường đại học, cao đẳng và nhiều đồng chí là Trưởng ban, Phó trưởng ban Tuyên giáo huyện.

 

Chủ tịch Hội đồng đánh giá, các đồng chí học viên - nhất là các đồng chí lãnh đạo các Ban Tuyên giáo, các sở, ngành, các Hội VHNT, các cơ quan báo chí, xuất bản, các nhà trường, học viện đều nêu cao tinh thần trách nhiệm, gương mẫu, tích cực trong suốt quá trình học tập trên lớp cũng như tham gia vào các hoạt động chung của đợt tập huấn. Các học viên đã cố gắng thực hiện tốt yêu cầu của bài thu hoạch. Hầu hết các bài viết đều thể hiện rõ sự công phu, thái độ nghiêm túc, tinh thần cầu thị và ý thức trách nhiệm cao của học viên. Nhiều bài viết đã biết cách chọn lọc vấn đề, bám sát được các nội dung quan điểm về văn hóa, văn nghệ qua các nghị quyết, chỉ thị của Đảng để phân tích, lý giải và chứng minh cho quan điểm của mình./.

Tin, ảnh: MINH THẾ

 

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất