Thứ Bảy, 28/9/2024
Khoa học, công nghệ
Thứ Ba, 31/8/2010 9:36'(GMT+7)

Những kim loại hiếm, vũ khí kinh tế của thế kỷ XXI?

Phần lớn trong số các kim loại trên là những sản phẩm được khai thác từ các mỏ có các khoáng sản khác nhau và cần các bước tinh lọc và luyện kim phức tạp để thu được chúng. Khó khăn và giá thành sản xuất cao thường xuyên dẫn đến cần phải tập trung tay nghề và các cơ sở cần thiết cho các bước trên. Kết quả là các công ty khai thác thường xuyên ở vị thế hầu như độc quyền chứ không phải là các Nhà nước có các mỏ khoáng sản.

Đối với cuộc khủng hoảng chất tantali năm 2000, trong đó tỷ giá kim loại này đã tăng lên gấp 10 lần do sự bùng nổ của điện thoại di động, sự thiếu linh hoạt trong sản xuất các kim loại quý hiếm trên cũng như việc sản xuất rất tập trung đang tạo nên hai chiếc thòng lọng đầy chỉ trích dẫn đến các cuộc khủng hoảng nguồn cung nghiêm trọng trong tương lai. Liên minh châu Âu (EU) đã tập trung vào những vấn đề đặt ra trên và chỉ định một nhóm chuyên gia phụ trách nghiên cứu gốc rễ của vấn đề. Bản báo cáo mà các chuyên gia công bố vào đầu tháng 6 đã ghi nhận những kết quả đáng báo động.

Nền kinh tế EU phát triển bị đe doạ bởi nguồn cung cấp nguyên liệu bị chỉ trích trên.

Uỷ ban chuyên gia, do Uỷ ban châu Âu lãnh đạo, đã nghiên cứu 41 nguyên liệu khoáng sản có vai trò quan trọng đối với sự phát triển các công nghệ mới vào năm 2030, đặc biệt trong vai trò chuyển hướng mang tính thân thiện với môi trường của châu Âu. Trong số các nguyên liệu đã nghiên cứu, 14 chất được xếp vào loại bị chỉ trích bởi nguồn cung có nguy cơ bị khủng hoảng cao kết hợp với một nền kinh tế đang phát triển nhanh. Việc sản xuất các nguyên liệu hiếm trên chỉ tập trung tại một số nước hạn chế như Trung Quốc, Nga, Cộng hoà Dân chủ Cônggô và Braxin. Châu Âu ở trong tình trạng phụ thuộc hoàn toàn với việc nhập khẩu khoảng 95% trong số 14 nguyên liệu trên vào năm 2006, trong đó việc tái chế là rất hạn chế và không có nhiều lựa chọn các nguyên liệu thay thế khác. Mối lo ngại càng gia tăng khi bản báo cáo dự báo nhu cầu các nguyên liệu trên sẽ bùng nổ trong 20 năm tới, tỷ lệ với sự phát triển của các công nghệ mới. Cũng vậy, từ nay đến năm 2030 nhu cầu chất gali sẽ tăng gấp 20 lần và chất inđi là 8 lần.

Lời cảnh báo được đưa ra trong khi nhóm chuyên gia duy trì một quan điểm chính trị trung lập trong bản báo cáo của họ. Điểm đối lập chính trong thách thức kinh tế tương lai trên rõ ràng đã được xác định. Với một sự tập trung sản xuất khoảng 10 nguyên liệu trong số 14 chất trên và việc áp dụng các biện pháp chặt chẽ trong khai thác và xuất khẩu, Trung Quốc chắc chắn là mối quan tâm chính của châu Âu.

Chính sách tấn công của Trung Quốc

Khi người ta càng quan tâm thì Trung Quốc càng làm cho khó chịu và xáo trộn. Bằng cách từ chối tham gia luật chơi thương mại quốc tế, Trung Quốc đang áp dụng một chiến lược thương mại, thuế quan, viện trợ và đầu tư để giành trọn việc khai thác độc quyền các nguyên liệu trên. Do đóng vai trò là nhà cung cấp độc quyền, những biện pháp hạn chế trên ảnh hưởng đến giá cả toàn cầu và cũng làm cho sự cạnh tranh của các ngành công nghiệp hàng đầu trên thế giới trở nên sai trái. Các biện pháp mà Trung Quốc đang áp dụng vi phạm nhiều điều trong Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại (GATT) cũng như nhiều cam kết mà nước này đã đưa ra trong khung cảnh nghị định thư gia nhập WTO. EU đã bắt đầu các cuộc tham vấn về vấn đề trên với Trung Quốc. Do không đạt được kết quả, EU đã phải cần tới cơ quan giải quyết các tranh chấp của WTO. Ngày 23/6/2009, các yêu cầu tham vấn với Trung Quốc đã được đệ trình lên WTO. Ngày 29/3/2010, tức 9 tháng sau đó, Tổng Giám đốc WTO đã ra quyết định thành lập nhóm đặc biệt giải quyết tranh chấp. Đến thời điểm đó, mặc dù có tầm quan trọng chiến lược song hồ sơ trên đã không tiến triển. Ngược lại, Trung Quốc đã thông báo áp dụng các biện pháp chặt chẽ mới liên quan các vùng đất và những nguyên liệu hiếm mà nước này nắm giữ 97% sản lượng thế giới. Từ nay, việc khai thác sẽ tập trung và hạn chế trong một vài công ty nhà nước lớn với hạn ngạch xuất khẩu không vượt quá 25% sản lượng và cấm cấp mọi giấy phép khai thác mới. Tóm lại, Trung Quốc duy trì một sự thống trị hoàn toàn đối với một loại nguyên liệu cần thiết hàng đầu trên thế giới mà mọi người đều nhìn thấy và đều biết.

Một cuộc chiến với các loại vũ khí bất hợp pháp.

Bên cạnh các cuộc thảo luận bắt đầu tại WTO, EU đang nghiên cứu các hướng giải quyết nhằm giảm thiểu rủi ro trong việc cung cấp nguồn nguyên liệu. Ngoài việc áp dụng các biện pháp chiến lược để cải thiện việc tiếp cận các nguồn nguyên liệu, việc tái chế và nghiên cứu các sản phẩm thay thế, đang trở nên mất thời gian và phức tạp trong thực hiện, EU đang thực hiện 2 hướng đi, đó là gây sức ép lên Trung Quốc thông qua WTO và phát triển quan hệ song phương với châu Phi. Trừ khi Trung Quốc không chiến đấu với những vũ khí cùng loại mà EU sử dụng. Những chiến trường lớn ngày hôm qua sẽ là những cuộc xung đột kinh tế ngày hôm nay và Trung Quốc đã hiểu rất rõ điều này. Hai phía cũng đã đầu tư vào châu Phi để đáp ứng nhu cầu nguyên liệu và họ đang sử dụng các quy tắc quốc tế, cũng như ý thức rất rõ về những yếu điểm của mình.

Ngày nay, Trung Quốc có lợi thế trong việc lựa chọn vũ khí và sáng kiến tấn công. Trung Quốc đang đi vào một giai đoạn khác với EU và tấn công hiệu quả khi EU đang nhọc nhằn đưa lá chắn lên bảo vệ. Lá chắn này càng trở nên nặng nề bởi sức nặng của một hệ thống có những cấu trúc ít hiệu quả.

EU, cường quốc hàng đầu thế giới nhờ tổng sản phẩm quốc nội (GDP), một lần nữa lại rơi vào tình trạng hàng ngũ bị phân tán, phải đối mặt với một đội quân có kỷ luật và được đào tạo bằng những phương pháp chiến đấu của thế kỷ. Khi nào các nhà lãnh đạo châu Âu có thời gian đọc cuốn binh pháp Tôn Tử, họ sẽ hiểu ra rằng cuộc chiến là bất cân bằng và cần phải thay đổi chiến lược?./.

Phương Minh Theo báo AGORAVOX.fr (Bài dịch)

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất