Thứ Hai, 25/11/2024
Khoa học, công nghệ
Thứ Ba, 22/9/2009 20:18'(GMT+7)

Những sáng chế, công nghệ độc đáo tại Techmart 2009

Xanh nhất trong các gian hàng triển lãm là khu giới thiệu công nghệ trồng rau không đất của PGS Hồ Hữu An, Khoa Nông học - ĐH Nông nghiệp Hà Nội. Với công nghệ này, người dân có thể tự tạo ra một vườn rau ở nhà, dễ dàng gieo trồng và thu hái mà không cần đất, sạch và rẻ tiền.
Gian hàng xanh này không chỉ thu hút sự quan tâm của những vị khách trong nước mà còn lôi cuốn cả những vị khách nước ngoài. PGS Hồ Hữu An (áo trắng) phải luôn tất bật giới thiệu công nghệ mới.
Công nghệ sản xuất rau mầm sạch của Viện Nghiên cứu rau quả cũng tấp nập người ra vào mua hạt giống, đất sạch về để tự tay làm "nông dân". Theo một nhân viên của Viện này, so với rau mua trong siêu thị thì tự trồng rau mầm vừa sạch mà vừa có giá thành rẻ hơn.
Lần đầu tiên tại Việt Nam, công nghệ khí canh của Viện Sinh học Nông nghiệp (ĐH Nông nghiệp Hà Nội) được ứng dụng trong sản xuất giống khoai tây sạch bệnh cũng như một số loại rau ăn lá.
Vệ tinh siêu nhỏ Pico-Dragon (nặng 2kg) của Viện Công nghệ Vũ trụ - Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam dự kiến sẽ được phóng lên quỹ đạo trong năm 2010, với thời gian hoạt động 6 tháng. Vệ tinh này có khả năng chụp ảnh trái đất, giao tiếp và trao đổi dữ liệu với trạm mặt đất, chịu được sự thay đổi khi phóng vào môi trường vũ trụ.
Đến với Techmart lần này, khoa Điện - Điện tử (ĐH Giao thông Vận tải Hà Nội) mang đến thiết bị đếm số lượng xe sử dụng công nghệ xử lý ảnh. Công nghệ này đang được thử nghiệm ở đoạn đường phía trước ĐH Giao thông Vận tải có thể đếm và phân loại các loại xe chạy không theo làn.
Với ưu điểm lạ mắt, nhỏ gọn, dễ dàng điều khiển tiến, lùi, rẽ, xoay vòng tại chỗ... xe điện cá nhân của sinh viên khoa Điện ĐH Bách khoa Hà Nội đã thu hút sự quan tâm của khách tham quan Chợ công nghệ. Tốc độ tối đa của chiếc xe điện này là 15km/h, mỗi lần sạc pin có thể đi được 30km... Tuy nhiên, do sản xuất đơn lẻ nên dự kiến giá thành của mỗi chiếc xe này là 10-12 triệu đồng.
Trông giống những chiếc cặp bình thường nhưng chiếc cặp "phao cứu sinh" của em Lê Trọng Hiếu (15 tuổi, ở Hà Nam) được cài thêm các miếng xốp để tạo sức nâng trong môi trường nước, giúp người sử dụng thoát hiểm. Hiện, chiếc cặp sách cứu sinh của Hiếu đã được phổ biến rộng rãi ở nhiều địa phương trên cả nước.
Theo VnExprees
Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất