Thứ Tư, 25/9/2024
Khoa học, công nghệ
Thứ Ba, 19/4/2011 7:6'(GMT+7)

Nông nghiệp: Ô nhiễm phân đạm đáng lo ngại

Ảnh: Rắc vôi bột tại một cánh đồng ở Anh giúp trung hòa độ axít của đất và làm tăng tác dụng của phân bón.

Ảnh: Rắc vôi bột tại một cánh đồng ở Anh giúp trung hòa độ axít của đất và làm tăng tác dụng của phân bón.

Mọi người đã nghe nói đến sự rối loạn chu trình cácbon và hậu quả đối với khí hậu. Gilles Billen, nhà nghiên cứu và là chuyên gia về vấn đề này tại đại học Pierre-et-Marie-Curie (Paris, Pháp), giải thích: ‘‘Đối với phân đạm cũng vậy, chu trình của chúng hiện đang mất cân bằng lớn do hoạt động của con người’’.

Tuần này, khoảng 200 nhà nghiên cứu đến từ 21 quốc gia sẽ nhóm họp tại thành phố Edimbourg (Xcốtlen) để thực hiện đánh giá đầu tiên tại châu Âu về phân đạm và cố gắng thức tỉnh các nhà lãnh đạo chính trị.

Nếu gần 80% khí quyển được bao phủ bởi khí nitơ phân tử (N2) thì chỉ có một phần nhỏ lượng khí này tham gia vào quá trình sinh học. Từ hơn 1 thế kỷ nay, loài người đã biết sản xuất hợp chất trên (amôni, nitrat) bằng phương pháp hóa học tổng hợp. Đây là một phát hiện mang tính cách mạng trong ngành nông nghiệp. Phân đạm cho phép tăng đáng kể năng suất và cải thiện chất lượng mùa vụ. Chỉ có một vấn đề, ngày nay bón quá nhiều phân đạm đang gây họa.

Tại châu Âu, người ta đánh giá có khoảng 10 triệu người sử dụng nước có lượng nitơ quá cao. Ô nhiễm nước chứa nitơ cũng làm các loài tảo lục sinh sản nhanh chóng bao phủ bề mặt các vùng biển nước Anh. Chúng cũng là nguyên nhân gây ra các vùng biển chết về sinh học. Vấn đề này xảy ra tại một vài vùng biển của Anh và biển Bắc, Adriatích và Bantích. Ngành công nghiệp và vận tải cũng thải ra nhiều khí oxít nitơ (Nox), có hại cho phổi và một phần gây ra các cơn mưa axít tấn công các khu rừng.

Trong nghiên cứu đầu tiên về vấn đề này, các nhà khoa học nhấn mạnh mọi hành động gây nguy hại buộc con người phải trả giá. Về kinh tế gây thiệt hại khoảng từ 70-320 tỷ Euro, tức gấp 2 lần lợi ích từ việc sử dụng phân đạm. Nhà nghiên cứu Pierre Cellier, thuộc Viện nghiên cứu nông nghiệp quốc gia Pháp và cùng tham gia công trình trên, nhấn mạnh: ‘‘Chi phí phải trả cho việc áp dụng các biện pháp chống ô nhiễm trên còn cao hơn nhiều’’.

Nhà nghiên cứu Mark Sutton, thuộc Trung tâm sinh thái học và thủy văn của thành phố Edimbourg và cùng tham gia nghiên cứu, cho biết: ‘‘Các giải pháp gồm sử dụng hiệu quả phân bón vô cơ và hữu cơ (phân chuồng, phân ủ…)’’. Nhà nghiên cứu Gilles Billen yêu cầu: ‘‘Chúng ta cần hướng đến các hoạt động nông nghiệp nông sinh học’’.

Theo các nhà nghiên cứu, để giảm thiểu tác hại cũng cần phải tiêu thụ ít thịt động vật: Một lượng lớn phân đạm được sử dụng trong nông nghiệp để canh tác các loại cây trồng làm thức ăn cho gia súc. Nghiên cứu trên xác định: ‘‘Sản xuất thức ăn cho vật nuôi thải ra môi trường lượng nitơ nhiều hơn 7 lần so với canh tác các cây trồng giàu chất dinh dưỡng’’.

Vì vậy, các nhà nghiên cứu kêu gọi cộng đồng quốc tế nâng cao ý thức. Họ yêu cầu tổ chức chiến dịch lớn trước công chúng, đặc biệt tại châu Âu, nơi lượng tiêu thụ thịt động vật không ngừng tăng lên trên mức hấp thụ dinh dưỡng quy định./.

  • Thái Hà  Theo báo LEMONDE.fr (Bài dịch)
Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất