Thứ Ba, 1/10/2024
Môi trường
Thứ Ba, 30/12/2008 17:17'(GMT+7)

Ô nhiễm môi trường tại Việt Nam có nguy cơ tăng cao

Cộng thêm vào đó là tình trạng quy hoạch các khu đô thị chưa gắn với vấn đề xử lý chất thải, nước thải nên ô nhiễm môi trường ở các TP lớn, các KCN, khu đô thị đang ở mức báo động. Trong tổng số 183 KCN trong cả nước, có trên 60% KCN chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung. Các đô thị chỉ có khoảng 60% - 70% chất thải rắn được thu gom, cơ sở hạ tầng thoát nước và xử lý nước thải, chất thải nên chưa đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường...

PGS-TS Phan Đăng Tuất, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược - Chính sách Bộ Công thương, nhận định: Việc các công ty như Vedan, Miwon vi phạm nghiêm trọng những quy định bảo vệ môi trường, gây hậu quả nghiêm trọng, là tiếng chuông thức tỉnh cho cộng đồng phải quan tâm đến môi trường.

Có một thực tế là khoảng 80% doanh nghiệp hiện nay còn thờ ơ với nhiệm vụ này. Việt Nam thiếu những chính sách và quy định bảo vệ môi trường nghiêm ngặt và do đang thu hút mạnh các nguồn vốn đầu tư để phát triển nên dễ mắc vào “cạm bẫy”: trở thành nơi tiếp nhận nhiều ngành công nghiệp “bẩn”. Ví như, ngành cán thép làm tốn nhiều tài nguyên như đất, nước, năng lượng… nguy hại đến môi trường.

Trong khi lĩnh vực này lại không mang lại giá trị gia tăng cao, chuyển giao công nghệ hiện đại, môi trường làm việc gây nhiều độc hại cho người lao động. Tương tự như vậy, vừa qua các nhà máy sản xuất xi măng cũng ồ ạt ra đời, dư thừa lớn, sử dụng lãng phí nguồn tài nguyên đá vôi, trong khi đá vôi là phễu lọc cho nguồn nước ngầm.

Kết quả nghiên cứu mới đây của Viện Nghiên cứu Chiến lược - Chính sách công nghiệp về nhu cầu bảo vệ môi trường tại 18 ngành và lĩnh vực kinh tế cho thấy: các ngành sản xuất tác động lớn đến môi trường nước gồm rượu - bia - nước giải khát, thủy sản, giấy, dệt may...; ảnh hưởng đến môi trường không khí như xây dựng, cơ khí, giao thông, điện và khai thác khoáng sản...; thải ra nhiều chất thải rắn như y tế, đóng tàu, xi măng... nếu không được kiểm soát kỹ về công nghệ, vận hành trong quá trình sản xuất thì sẽ gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

Theo đánh giá sơ bộ, nhu cầu đầu tư bảo vệ môi trường tại 18 ngành và lĩnh vực này, dự báo đến năm 2020 lên tới hơn 124.000 tỷ đồng (tương đương với 7,6 tỷ USD). Theo PGS-TS Phan Đăng Tuất dự báo tổn thất kinh tế do ô nhiễm môi trường thời điểm 2010 sẽ là 0,3% GDP và đến 2020 sẽ là 1,2% GDP.

Do đó, nếu không có biện pháp kịp thời để khắc phục, dự báo đến năm 2010, ô nhiễm môi trường tại Việt Nam sẽ không những không giảm mà còn có nguy cơ tăng hơn so với hiện nay.

Theo báo SGGP

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất