Thứ Hai, 18/11/2024
Thế giới
Chủ Nhật, 5/7/2009 7:34'(GMT+7)

Ottawa vật lộn để khẳng định siêu cường tại Bắc Cực

Tàu phá băng Louis S. St-Laurent tuần tra tại vùng biển Grand Nord năm 2008.

Tàu phá băng Louis S. St-Laurent tuần tra tại vùng biển Grand Nord năm 2008.

Ngày 01/7/1909, nhà thám hiểm người Canađa Joseph-Elzear Bernier đã giành quyền sở hữu Bắc Cực về cho Canađa trong sự thờ ơ chung. Một thế kỷ sau, Ottawa đang gia tăng hoạt động để thuyết phục cộng đồng thế giới rằng vùng biển Grand Nord và nguồn tài nguyên bất tận là thuộc về Canađa .

Để tưởng nhớ thuyền trưởng Bernier, hôm thứ ba (30/6/2009) tờ nhật báo thành phố Montréal đã đăng bài “Vua của vùng biển băng”. Cách đây một thế kỷ, thuyền trưởng người vùng Québec này đã thực hiện các cuộc thám hiểm tại Grand Nord hướng về phía đảo Melville. Ông đã cắm một tấm biển kỷ niệm để chứng nhận “quyền sở hữu quần đảo Bắc Cực thuộc về Canađa . Sau đó nhà thám hiểm này đã rơi vào quên lãng. Chỉ từ đầu những năm 2000, Ottawa mới quan tâm đến Bắc Cực. Ngày 01/7-ngày quốc khánh Canađa, Ngoại trưởng Lawrence Cannon đã tưởng nhớ đến nhà thám hiểm. Ông đã tuyên bố với tờ báo National Post: “40% lãnh thổ của chúng ta là ở Bắc Cực (…) Chúng ta không bao giờ hiểu rằng chúng ta là một siêu cường tại Bắc Cực.

Các cuộc xâm nhập quân sự và nghiên cứu khoa học

Mùa hè này, hải quân Canađa đã tăng cường tuần tra tại Grand Nord. Những ngày qua, một đoàn 6 tàu, dẫn đầu là tàu phá băng Terry Fox đã rời tiểu bang Terre-Neuve để đến Bắc Cực. Trong vùng nước đóng băng trên, Ottawa cần quản lý các cuộc tranh chấp lãnh thổ trên 3 mặt trận: với Nga, Mỹ và Đan Mạch.

Ghen tị với sự giàu có tài nguyên dầu khí của Grand Nord, thời gian qua người Nga đã tăng cường các cuộc xâm nhập quân sự và nghiên cứu khoa học tại Bắc Cực. Đầu tháng 6, Tổng Giám đốc Gazprom Alexeï Miller đã tuyên bố: “Kiến thức của Gazprom sẽ cho phép chúng tôi thực hiện các dự án tầm cỡ tại khu vực này. Chúng tôi có thể khai thác các mỏ tại đây”.

Người Nga không phải là những đối thủ duy nhất của người Canađa . Washington đối lập với Ottawa trong việc giành quyền kiểm soát nguồn dầu lửa tại biển Beaufort. Sau nhiều lời đối đáp, từ nay những người Canađa và Đan Mạch sẽ thảo luận tại LHQ về biên giới giữa đảo Groenland và Canađa . Trong buổi nhậm chức ngày 21/6/2009, người đứng đầu lực lượng hải quân Canađa, Phó Tư lệnh Dean McFadden đã thông báo rằng lực lượng hải quân Canađa sẽ được trang bị một hạm đội tàu phá băng mới nhằm bảo vệ hải phận. Cho dù chính phủ hứa hẹn trang bị nhiều tàu chiến mới, song ngược lại với hải quân Nga, hải quân Canađa không có lấy một tàu phá băng chạy bằng năng lượng hạt nhân để có thể thường xuyên đi lại tại Bắc Cực.

Ông Michael Byers-giáo sư luật quốc tế tại Đại học Columbia ở Vancouver đã lập một bảng đánh giá nghiêm trọng hơn. Ông giải thích với báo Figaro: “Việc kiểm soát con đường Tây Nam đã không được cải thiện. Việc băng tan nhanh chóng đã cho phép hàng tá con tàu qua Bắc Cực mỗi mùa hè. (…) Nếu Canađa không ngăn chặn những con tàu trên, điều này có nguy cơ tạo ra một tiền lệ”.

Bên cạnh những nhiệm vụ an ninh, từ nay chính phủ của Thủ tướng Stephen Harper còn quan tâm đến các dự án khoa học. Ngày 11/6, luật phòng chống ô nhiễm nước ở Bắc Cực đã đơn phương mở rộng giới hạn vùng nước ở Bắc Cực của Canađa từ 100 hải lý lên 200 hải lý. Việc mới đây công bố tấm bản đồ địa lý Bắc Cực đầu tiên cho thấy tham vọng của Canađa tại khu vực này. Song song với đó, Ottawa khuyến khích phát triển vùng Nunavut, người Inuit ở Grand Nord.

Ông Michael Byers kết luận: “ Canađa phải thỏa thuận với các nước khác những quy định để bảo vệ môi trường, ngăn chặn buôn lậu ma túy và giải quyết những tranh chấp biên giới biển (…). Một tình trạng vô chính phủ nằm trong lợi ích của mỗi cá nhân”.

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất