Thứ Hai, 18/11/2024
Thế giới
Thứ Bảy, 4/7/2009 17:59'(GMT+7)

Cuộc khủng hoảng chính trị ở Iran làm giảm hy vọng giải quyết vấn đề hạt nhân thông qua thương lượng

Nhà máy điện hạt nhân Busher ở Iran

Nhà máy điện hạt nhân Busher ở Iran

Các nhà ngoại giao Pháp tỏ ra rất bi quan về giai đoạn này. Dưới sự cứng rắn của chính quyền Téhéran, mọi cơ hội thương lượng hòa bình với Iran của Tổng thống Barack Obama đã giảm nhiều.

Một nhà ngoại giao cấp cao Pháp bình luận, trước cuộc bầu cử tổng thống Iran ngày 12/6, “chế độ Iran đã do dự” cam kết đàm phán với về các hoạt động làm giàu urani của họ, và “ngày nay dường như không thể làm được điều này”.

Quan chức cao cấp này phân tích, lý do là: Lãnh đạo tối cáo Ali Khamenei có “vai trò yếu kém” trong cuộc khủng hoảng chính trị này. Bằng cách đứng về phía Tổng thống Mahmoud Ahmadinejad, trong khi cuộc bầu cử bị người dân và một phần những nhà lãnh đạo Iran nghi ngờ, Giáo chủ Khamenei đã “chọn giải pháp đứng về phía những người bảo thủ chống lại những người thực dụng. Ông đã chọn một giải pháp cứng rắn với trong nước và cả bên ngoài, bởi sợ chính sách bắt tay của Tổng thống Obama và “làn sóng xanh” phối kết hợp để tạo nên một sự trượt dài đáng kể so với những gì đã xảy ra thời Tổng thống Gorbatchev” ở Liên Xô.

Nói cách khác, sự trường tồn của hệ thống phụ thuộc vào mọi sự thay đổi phương hướng trong vấn đề hạt nhân. Vấn đề này sẽ bù đắp cho sự yếu kém, một nguy cơ mà Giáo chủ sẽ không cho phép mình chuốc lấy.

Tại Paris, người ta tin vào lời đề nghị thương lượng của những cường quốc đối với Iran-được nhắc lại vào tháng 4-song chỉ có thể dẫn đến một sự biên tập lại những chương trong quá khứ, tức là sự ngập ngừng của Iran sẽ không cho phép thoát ra khỏi gõ cụt. Điều này sẽ là “một sự chuyển động hỗn loạn trong khoảng trống”, “sự lặp lại những lập trường” đã được Téhéran đưa ra từ năm 2006.

Quan chức Pháp nhận xét, ngay cả khi ông Obama nói “mệt mỏi và xấu hổ” trước cuộc trấn áp chính trị ở Iran thì chính quyền Mỹ vẫn duy trì đề nghị đối thoại. Tuy nhiên, những nước phương Tây dường như không tin vào điều này nữa. Họ chuẩn bị bước tiếp theo: vận động quốc tế áp đặt những lệnh trừng phạt mới. Vì vậy, Iran sẽ “lên giọng” trong các cuộc thương lượng mà ông Obama sẵn sàng tham gia với người đồng nhiệm Nga Dmitri Medvedev tại Mátxcơva từ ngày 6-8/7 này. Hội nghị thượng đỉnh G8 tại Italia cũng sẽ là một bước quan trọng.

Quan chức trên cũng tỏ ra lo lắng: “Trong tình trạng hỗn độn (chính trị ở Téhéran), những máy li tâm (máy làm giàu urani) vẫn tiếp tục vận hành”. “Nếu không có tia hy vọng thoát ra khỏi khủng hoảng bằng thượng lượng, giải pháp trừng phạt đủ mạnh sẽ được sử dụng để buộc chế độ Iran thay đổi chính sách”.

Quan chức trên bình luận: Liệu Nga có theo hướng trên không? Ở Paris, người ta khám phá ra một điêu mới: “các cuộc phỏng vấn cho thấy một sự sợ hãi ở Mátxcơva” về mối nguy hiểm khi thấy hồ sơ Iran trệch hướng, “một phân tích trùng với sự bi quan của chúng tôi”. Việc Nga kết thúc bằng tham gia vào một tuyên bố nghiêm khắc chống lại Iran tại hội nghị bộ trưởng G8 ở Trieste hôm 26/6 vừa qua được cho là có tính kích động.

Quan chức trên cũng cho chúng tôi biết: vấn đề lá chắn chống tên lửa của Mỹ tại châu Âu, một dự án được xem như chống lại những tên lửa của Iran song vấp phải sự chỉ trích của Mátxcơva, sẽ đè nặng lên cán cân thăng bằng. Washington sẵn sàng từ bỏ “tạm thời” những cơ sở này, “trong khi chờ đợi được thấy điều mà người Nga sẽ làm đối với Iran và điều mà Iran sẽ làm đối với kế hoạch tên lửa đạn đạo”.

Trong lúc này, các nước EU có quan điểm khác nhau về cách thức để hai nhân viên ngoại giao Đại sứ quán Anh ở Téhéran đang bị chính quyền Iran giam giữ được trả tự do. Anh đã gợi ý triệu hồi tất cả các đại sứ của châu Âu song nhiều nước, trong đó có Thụy Điển-nước Chủ tịch đương nhiệm EU từ chối hành động như vậy vì không muốn cắt đứt quan hệ ngoại giao với Téhéran

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất