Tại Trung Đông, một thời điểm quan trọng vừa có được với quyết định của Obama gửi thêm 40 nghìn quân tới Afghanistan, trong đó có 10 nghìn quân được hỗ trợ từ phía các đồng minh NATO lệ thuộc vào Mỹ. Giải thích cho quyết định này thật tế nhị và phức tạp bởi nó đặt ra nhiều vấn đề khác nhau.
Trước tiên, nó buộc chúng ta phải quay lại vấn đề Irak. Quyết định của Obama dường như bỏ ngoài tai vấn đề này, như kiểu nó đã được giải quyết thực sự và đã được xếp lại, điều này còn lâu mới đúng như vậy.
Bởi vì nếu hoà bình dường như trở lại tại đất nước này thì sẽ có ít vụ việc cần phải cảnh báo, nhưng có vẻ không ai nhận thấy được điều này, đó chính là bởi người Mỹ không muốn thừa nhận là họ đã hoàn toàn mất quyền kiểm soát các sự kiện diễn ra tại đây. Bởi không phải nhờ hoạt động của họ mà hiện tại hoà bình được lập lại tại Irak. Đó chính bởi hành động của Iran là nguồn cơn dẫn đến sự ổn định này. Tại sao vậy?
Chúng ta hãy nhớ lại rằng người Chiit chiếm 65% dân số Irak và chiếm toàn bộ miền Nam mà tại đó tập trung các mỏ dầu chính, phần dân cư còn lại tập trung tại khu vực người Kurd với số tài nguyên dầu mỏ còn lại của đất nước và tại khu vực người Sunni, thực tế có rất ít dầu mỏ. Người dân Chiit đã bị người Sunni bức hiếp và sát hại trong suốt quãng thời gian chế độ độc tài Saddam Hussein nắm quyền. Một phần đông những người tài, cũng như các gia đình Chiit có điều kiện trong giai đoạn này đã di cư sang Iran mà tại đó các giáo chủ Chiit đã đón nhận họ. Về việc này, cũng cần phải nhắc lại rằng người Sunni và người Chiit Irak là những người theo đạo Hồi Ảrập, trong khi đó người Chiit Iran là những người Hồi giáo Ba tư. Cũng cần phải nói thêm đôi điều để giải thích cho sự chia cách giữa những người Sunni và Chiit sau vụ ám sát ông Ali năm 661. Tuy nhiên, những giải thích này đã được đơn giản hoá rất nhiều, bởi cuộc chiến đấu phức tạp giữa những người Sunni và Chiit đã diễn ra trong một thời gian dài và không phải là mục đích chính của bài báo ngắn này.
Ali là người em họ và con rể của Nhà tiên tri Muhammad. Ngay trước khi mất, Nhà tiên tri đã chỉ định ông làm người kế vị. Một số đông người Hồi giáo cho rằng việc chỉ định ông, người họ hàng của Nhà tiên tri làm người kế thừa là hợp nhất và chấp nhận quyết định này. Đó là những người Chiit của Ali (hay những chiến binh của Ali). Nhưng những vị tù trưởng các bộ lạc người Ảrập, đối thủ cũ của Đấng tiên tri Muhammad, sau đó được gọi là người “Sunni” đã đánh giá ngược lại là người được Đấng tiên tri chọn lựa phải nằm trong số họ và sẽ có tên là Calife. Từ đó mới xuất hiện sự đặt định chức vua Khalip của những người Sunni.
Chính từ tranh chấp này đã dẫn đến những cuộc đụng độ nhuốm máu giữa những người Sunni và Chiit trong một thời gian dài, một chút giống với những người Thiên chúa và Tin lành trong thời điểm Cải cách, nhưng vì những lý do hoàn toàn khác. Tôi tự nguyện bỏ qua những chi tiết ít quan trọng hơn.
Theo người dân Irak và Iran, người ta sẽ nhận ra rằng chính tôn giáo làm mọi người xích lại gần nhau hay chia rẽ nhau chứ không phải là bản sắc các dân tộc riêng của họ. Mặc dù có người Ảrập này và người Ảrập kia, song những người Chiit và Sunni Irak luôn chia rẽ sâu sắc. Trong khi đó, những người Chiit Ảrập và Chiit Ba tư luôn am hiểu nhau. Cần nhắc lại rằng ở Iran, người Chiit chiếm 80 dân số và người Sunni chiếm dưới 10%. Vì vậy, người Chiit nổi trội hơn. Cũng như tại Irak, tỷ lệ người Chiit là 64% và người Sunni là 36%, nhưng những người Sunni Irak cùng nhau chia sẻ quyền lực giữa những người Ảrập (và binh lính cũ của Saddam Hussein) với người Kurd. Kể từ cuộc chiến tranh xâm lược Irak, họ có quyền tự trị, có những người đồng minh trong Quốc hội. Một trong các đại biểu của họ là ông Jalal Talabani, được bầu làm tổng thống Irak.
Kể từ cuộc chiến xâm lược của Mỹ, mọi thứ thay đổi hoàn toàn, mặc dù không theo âm mưu của những kẻ xâm lược mong muốn. Quyết định đầu tiên của Mỹ là giải tán quân đội Irak, đang được duy trì để giữa trật tự đất nước dưới chế độ độc tài (người Sunni) Saddam Hussein mặc dù có những bất đồng lớn tồn tại giữa 3 nhóm gồm: người Sunni Ảrập, Sunni Kurd và Chiit Ảrập. Tiếp đó những kẻ xâm lăng Mỹ đã sát hại kẻ độc tài người Sunni vì những lý do mà họ có thể dựa vào.
Do không hiểu về đất nước Irak, người Mỹ đã giành lại tự do cho cộng đồng người Chiit Irak khỏi hai kẻ thù lịch sử của họ. Sau cuộc chiến dữ dội của giáo sỹ Sadr và quân đội Mahdi của ông, mọi sự kháng cự của người Chiit dừng lại do có sự tác động của người Iran. Họ đã cầm trịch chò chơi thông qua trung gian là người Chiit Irak sống lưu vong tại Iran dưới thời độc tài Saddam và trở lại đất nước họ sau cuộc chiến xâm lược của Mỹ kết thúc. Họ hành động kín kẽ, không bao giờ để lộ tầm ảnh hưởng của mình và người Mỹ không biết họ đang làm gì trên đầu mình.
Mặc dù người Mỹ đã nhiều lần phàn nàn về sự can thiệp của người Iran tại Irak song không phát hiện lý do và cách thức tiến hành. Họ không hiểu là hành động của người Iran để đạt kết quả không chỉ lập lại trật tự mà sau đó bị những kẻ xâm lược khuấy đảo mà còn tạo dựng trong người dân Irak một bước quan trọng là đưa Iran từng bước chi phối toàn bộ đất nước Irak ngang nhiên trước mắt người Mỹ, đặc biệt tại miền Nam nơi họ đang quản lý tự do nền kinh tế dầu lửa thuộc khu vực Basra (Bassora). Cần nhắc lại rằng hiện Quốc hội Irak có đa số nghị sỹ là người Chiit, trong đó điển hình là Thủ tướng Nouri al-Maliki và ¾ các bộ trưởng là thân Iran.
Điều cho phép người Iran giữ được kín kẽ chính là do binh lính Mỹ muốn nhận về mình mọi công lao đã đóng góp để lập lại trật tự cho đất nước Irak. Nhưng khuyết điểm xấu xa này đã làm cho hành động của Iran trở nên hoàn hảo.
Lời giải thích cho việc chuyển hoạt động của quân đội Mỹ sang Afghanistan là như vậy, với sự chỉ đạo ngầm chính quyền Irak Chiit của Iran.
Ở đây, chúng ta cũng cần phải phân tích lại một chút, lần này là chiến lược của Mỹ. Đối với hầu hết mọi người, cuộc xâm lược Irak của Bush và bè cánh của ông ta dường như được trương lên nhằm thôn tính nguồn dầu lửa của Irak với cái cớ Saddam Hussein sở hữu bất hợp pháp vũ khí huỷ diệt hàng loạt. Bush và thế giới nhỏ bé của mình rất hài lòng với sự nhầm lẫn này của công luận, bởi nó giúp họ che đậy những dự định thực sự.
Cũng với cách thức như vậy, việc xâm lược Afghanistan được diễn ra dưới chiêu bài bọn khủng bố phá huỷ hai toà Trung tâm thương mại thế giới để che đậy cho việc Mỹ xâm nhập vào châu Á, đang chịu ảnh hưởng của Trung Quốc và Nga, đặc biệt tại năm quốc gia Hồi giáo thuộc Liên bang Xô viết cũ vẫn còn chịu ảnh hưởng khá lớn của Nga.
Hơn nữa, trước khi thực hiện chuyến xâm nhập vào Trung Đông, điều đầu tiên mà chính quyền Bush làm là yêu cầu năm nước trên đồng ý cho Mỹ xây dựng các căn cứ quân sự trên lãnh thổ của họ để giúp đỡ chính các nước này, điều mà năm nước cảm thấy bị đe doạ bởi sự rối loạn của thời đại, trong khi điều thật bình thường là Mỹ có thể xây dựng trực tiếp các căn cứ này tại Afghanistan, hay đơn giản tại Pakistan rất gần với Kaboul và biển.
Từ đó, Nga đã thành công trong việc thúc đẩy năm nước trên yêu cầu đóng cửa một số căn cứ của Mỹ. Mỹ đã rất bực tức trước khi di dời một số căn cứ, nhưng không phải toàn bộ. Trong một số trường hợp, các nước trên đã chấp nhận cho Nga xây dựng một số căn cứ quân sự để thiết lập thế cân bằng. Hiển nhiên mưu đồ trên của Mỹ không phải không có hại.
Cần thiết phải nhìn lại tấm bản đồ châu Á để hiểu rõ hơn ý đồ địa chính trị của “Đế quốc Mỹ”, nước cho rằng có thể phô diễn một thế kỷ bá quyền bổ sung. Nhưng ở đó, người Mỹ không thật quá ranh ma, song họ cứ quan sát xem. Nếu các đồng minh phương Tây ngây ngô tiếp tục theo gót họ một cách mù quáng thì ngược lại xuất hiện Đặng Tiểu Bình lãnh đạo Trung Quốc, Putin ở Nga, mới đây nhất là Lula ở Braxin và Chavez ở Vênêzuêla, bên vịnh Mêhicô. Mỹ cũng hiểu rất rõ là các phong trào địa chính trị trên dường như đã diễn ra được hơn một thế kỷ và ngày càng xiết chặt lấy mình.
Vì vậy Mỹ đã cố gắng từng bước tháo gỡ sự bao vây trên bằng các hành động thực dân theo thói quen lịch sử của mình. Mưu đồ đô hộ nền kinh tế Trung Quốc đã thất bại. Mỹ đã đặt các nhà máy của mình tại lục địa châu Á, nhưng nhanh chóng mất quyền kiểm soát do người Trung Quốc cũng tham gia vào. Dẫu có những mưu đồ khác, núp dưới chiêu bài dân chủ và nhân quyền, người Mỹ cũng không thể ngăn cản được Tây Tạng và Đài Loan thuộc về đất nước Trung Quốc.
Một sự kiện đã xảy ra ít ai để ý dịp kỷ niệm 60 năm thành lập nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa, đó là việc ngày 01/10/2009 phái đoàn Đài Loan đã diễu hành với tư cách là một tỉnh của Trung Quốc mà không phải với tư cách là một nước khách mời. Dường như không ai nhận ra nét độc đáo đáng ngạc nhiên này, tuy nhiên lại hoàn toàn có ý nghĩa.
Cuối cùng vào tháng 8/2008, nước Nga đã ngăn chặn cuộc tấn công của Grudia chống Nam Ossetia tại vùng Cápcadơ, ít hay nhiều được sự đồng ý của Washington nhằm trắc nghiệm Thủ tướng Nga Putin vào thời điểm đang diễn ra Thế vận hội Bắc Kinh. Người Mỹ đã nhanh chóng quyết định tôn trọng điều nước Nga làm.
Ngày này, người châu Âu vẫn còn sát cánh với người Mỹ. Nhưng các nước châu Âu cũng đang liên kết lại với nhau cho dù có những trở ngại. Ra đời cách đây 10 năm, đồng Euro vẫn còn bắt các nước thành viên chờ đợi gia nhập, đôi khi vượt quá mong muốn của họ.
Bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng thế giới do chính mình tự gây ra do quản lý vụng về và họ chỉ biết đáp lại bằng việc nâng cao giá trị các thị trường chứng khoán một cách giả tạo, thay vì nợ nần chồng chất, nước Mỹ cố gắng tìm kiếm một lối thoát trong tuyệt vọng. Chắc chắn nếu người Mỹ kết thúc năm 2009 với những dấu hiệu khích lệ thì tính bền vững sẽ không được đảm bảo và sẽ có rất nhiều người hoài nghi đối với việc tiếp tục điều mà họ thuyết trình như một giải pháp thoát khỏi khủng hoảng. Thực sự họ cần phải thay việc gửi đến Afghanistan những đội quân lớn bằng cung cấp thực phẩm! Tuy nhiên, một chuỗi các thanh kiếm dài của Damoclès (sự nguy hiểm luôn luôn đe dọa) đang treo lơ lửng trên đầu họ.
Buộc phải từ bỏ Irak vì nước này đang dần tiến bộ, nhưng chắc chắn bị Iran hưởng lợi, Obama và quân đội Mỹ cuối cùng đã chọn Afghanistan, nơi quân đội của họ cùng với số quân bổ sung của NATO đang bị sa lầy, suy sụp, không có tương lai kể từ thời Stalin.
Hiện họ đang cố gắng theo đuổi ý tưởng địa chính trị từ thời Bush, tức là cố gắng giành lại quyền lãnh đạo của phương Tây đối với một kế hoạch vượt quá sức của họ. Nhưng đặc biệt, họ tin rằng có thể thâm nhập vào giữa Trung Quốc và Nga, hai nước liên kết trong Tổ chức Hợp tác Thượng hải (SCO).
Hầu như tất cả các nhà phân tích quân sự và chính trị trên thế giới cũng như tại Mỹ đều khẳng định rằng phải cần ít nhất từ 300 đến 500 nghìn quân để có thể ổn định tình hình tại Afghanistan và dù sao thì Obama cũng hy vọng đạt được 140 nghìn quân tại đây trong vòng 18 tháng! Tuy nhiên, ông đã thấy được kết cục không thể tránh khỏi trong hỗ trợ chiến lược gần cuối cùng của mình. Trước các học viên Đại học Quân sự West Point, họ không biết lịch sử và địa lý, ông Obama đã nói: “Nếu tôi không cho rằng an ninh của nước Mỹ và của người Mỹ liên quan đến Afghanistan, ngay ngày mai tôi sẽ vui vẻ ra lệnh cho từng người lính rời khỏi đây”.
Thật không thể tin được! Cũng vậy, số phận của nước Mỹ đang nằm trong tay của quân Taliban và chúng ta không biết được điều này!
Obama đang ướt lệ!
Theo báo AGORAVOX.fr (Bài dịch)