Thứ Tư, 27/11/2024
Sức khỏe
Thứ Bảy, 5/11/2011 14:22'(GMT+7)

Phát huy vai trò của truyền thông trong nâng cao chất lượng dân số và sức khỏe sinh sản

Tuyên truyền về chăm sóc sức khỏe sinh sản cho dân di cư tại chợ Long Biên (Hà Nội). Ảnh: DƯƠNG NGỌC

Tuyên truyền về chăm sóc sức khỏe sinh sản cho dân di cư tại chợ Long Biên (Hà Nội). Ảnh: DƯƠNG NGỌC

Với đội ngũ tuyên truyền viên dân số, SKSS, nhân viên y tế thôn, bản gần như phủ kín tại tuyến cơ sở, người dân có cơ hội được tiếp cận về kiến thức, từ đó có sự chuyển biến tích cực trong thay đổi hành vi chăm sóc sức khỏe cho bản thân, gia đình. Nhiều hình thức, phương pháp truyền thông được cụ thể hóa, TTGD gián tiếp thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như báo, đài, qua tài liệu in ấn vẫn được duy trì thường xuyên. Ðặc biệt, hình thức TTGD trực tiếp từng bước khẳng định được tính ưu việt. Các buổi TTGD trực tiếp đã được các tuyên truyền viên, nhân viên y tế thôn, bản thực hiện tại cộng đồng thông qua các buổi: tư vấn, thăm hộ gia đình, thảo luận nhóm...

Các nội dung TTGD đã từng bước hướng tới các nhóm đối tượng hoặc chủ đề cụ thể như: các cặp vợ chồng độ tuổi sinh đẻ; làm mẹ an toàn, chế độ dinh dưỡng, SKSS... Ðồng bào vùng sâu, vùng xa thường xuyên được tiếp cận và dần thay đổi quan niệm, về dân số kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGÐ), SKSS. Một điểm đáng ghi nhận nữa là TTGD luôn tích cực tuyên truyền trong việc xây dựng chính sách, cụ thể hóa các chế tài cũng như tăng cường sự phối, kết hợp giữa các ban, ngành, đoàn thể và các tổ chức xã hội trong thực hiện các chính sách, chương trình về CSSKSS và KHHGÐ.

Trong thời gian tới, để thực hiện được vai trò xung kích của mình, công tác TTGD  sẽ tập trung vào: xác định rõ đặc điểm của từng nhóm đối tượng, từng vùng để xây dựng và hoàn thiện nội dung TTGD cho phù hợp trình độ, phong tục, tập quán của người dân. Nội dung TTGD hướng vào nâng cao chất lượng DS-KHHGÐ như: thực hiện gia đình ít con, ngăn ngừa lựa chọn giới tính, bạo lực giới, CSSKSS, chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em, trẻ sơ sinh, người cao tuổi, nhất là vai trò của nam giới trong CSSKSS. Ðối với vùng sâu, vùng xa có mức sinh, tử vong mẹ, tử vong trẻ sơ sinh còn cao, cần tập trung TTGD vào các vấn đề như: làm mẹ an toàn, chăm sóc trẻ sơ sinh và trẻ em. Còn đối với những vùng có mức sinh tương đối thấp, tỷ số giới tính khi sinh, và các bệnh lây truyền qua đường tình dục còn cao... thì công tác TTGD hướng vào sàng lọc trước sinh và sơ sinh, không lựa chọn giới tính thai nhi, phòng ngừa các bệnh nhiễm khuẩn qua đường tình dục và HIV, sử dụng các biện pháp tránh thai an toàn...

Song song với đó là kiện toàn, nâng cao chất lượng đội ngũ cộng tác viên DS-KHHGÐ, nhân viên y tế thôn, bản cung cấp, trang bị cho họ phương tiện, tài liệu và có những chế độ chính sách hợp lý để họ yên tâm công tác. Tiếp tục đa dạng hóa các hình thức truyền thông, xây dựng những mô hình TTGD điểm phù hợp phong tục, tập quán từng địa phương, từng dân tộc để phát triển và nhân rộng ra quy mô lớn hơn.

Vương Trung Tuyến/ Nhân Dân

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất