Chủ Nhật, 6/10/2024
Tin hoạt động
Thứ Hai, 5/4/2010 16:37'(GMT+7)

Phê duyệt kịch bản Khai mạc Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng

Ảnh tư liệu

Ảnh tư liệu

Theo đó, đêm khai mạc có chủ đề “Linh thiêng đất Tổ Hùng Vương” được tổ chức vào 20h00 ngày 14.4.2010 (tức ngày 1 tháng ba năm Canh Dần) tại sân trung tâm lễ hội khu di tích lịch sử Đền Hùng do NSND Lê Hùng – Giám đốc Nhà hát Tuổi Trẻ Việt Nam, Nhà hát Kịch Việt Nam làm Tổng đạo diễn (các Phó tổng đạo diễn: NSND Lê Ngọc Cường, NSƯT Vũ Hải).

“Linh thiêng đất Tổ Hùng Vương” là chương trình sử thi nghệ thuật hoành tráng kết hợp giữa hai loại hình nghệ thuật ca – múa và hoạt cảnh sân khấu đặc trưng văn hoá Việt do Bộ VHTTDL phối hợp UBND tỉnh Phú Thọ chủ trì.

Chương trình do các nghệ sĩ, diễn viên và các nghệ nhân dân gian của tỉnh Phú Thọ, các đoàn nghệ thuật Trung ương tham gia biểu diễn. Chương trình có quy mô lớn, hấp dẫn, giới thiệu và quảng bá tinh hoa của nghệ thuật truyền thống Việt Nam. Lễ khai mạc được Đài Truyền hình Việt Nam truyền hình trực tiếp trên sóng VTV1 với độ dài 90 phút gồm 5 phần: Khúc mở đầu; phần lễ; chương trình nghệ thuật (gồm 5 chương: Dòng máu Lạc Hồng, Nước Văn Lang, Hạt lúa Vua Hùng, Từ Kinh đô Văn Lang tới Thăng Long - Hà Nội nghìn năm văn hiến, Từ Vua Hùng đến thời đại Hồ Chí Minh); Khai mạc Ngày hội văn hoá, thể thao và du lịch các tỉnh Đông Bắc lần thứ VII.Tất cả sẽ được trình diễn trên một sân khấu rộng lớn, khung cảnh hùng vĩ với hàng ngàn diễn viên tham gia...

Hiện nay các diễn viên của Trường Múa Việt Nam, Nhà hát Nhạc vũ kịch Việt Nam, Nhà hát Chèo Việt Nam, Nhà hát Tuổi trẻ Việt Nam, Nhà hát Kịch Việt Nam, Liên đoàn Xiếc Việt Nam, Nhà hát Tuồng Việt Nam, tốp hát Xoan Ghẹo và đoàn rước kiệu của tỉnh Phú Thọ đang tích cực tập luyện để đảm bảo đúng tiến độ sơ duyệt ngày 12.4, tổng duyệt ngày 13.4.2010.     

Sẽ dỡ sân khấu ngay sau đêm khai mạc?

Theo một nguồn tin, sân khấu sử dụng cho đêm khai mạc được Cty Sơn Lâm xây dựng với kinh phí đầu tư lên đến tiền tỷ. Tuy nhiên, nó chỉ được sử dụng cho đêm khai mạc (?) rồi dỡ bỏ luôn với lý do phải phục vụ cho việc khác (?). Trong khi đó Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng và Ngày hội VHTTDL các dân tộc vùng Đông Bắc lần thứ VII còn diễn ra trong vòng 10 ngày tiếp theo và việc phải có sân khấu cho các hoạt động khác là đương nhiên.

Một nghệ sĩ đã từng tham gia tổ chức nhiều lễ hội cấp quốc gia cho rằng, nếu thông tin trên là đúng thì ngoài chuyện quá lãng phí, việc tháo dỡ còn ảnh hưởng lớn đến cảnh quan chung của Lễ Giỗ Tổ vì sân khấu được chọn xây dựng ở vị trí trung tâm, hơn nữa được lắp đặt chắc chắn, muốn tháo dỡ phải mất nhiều thời gian và nhân lực. Tháo dỡ xong lại phải lắp đặt một sân khấu khác để phục vụ các hoạt động của 10 ngày tiếp theo, sẽ là một “đại công trường” xây dựng trong Lễ hội  - ông kết luận.

Được biết, kinh phí xây dựng sân khấu là một phần trong kinh phí chung được cấp để tổ chức Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng và các hoạt động trong khuôn khổ ngày Quốc giỗ.  Cũng theo nguồn tin trên, các hợp đồng công việc cụ thể phục vụ Lễ hội đều được địa phương ký trực tiếp với các đơn vị thi công thực hiện. Theo chúng tôi, nếu đúng là sân khấu chỉ sử dụng xong đêm khai mạc rồi dỡ bỏ (và một đơn vị khác lại lắp đặt sân khấu khác) thì cần phải xem lại quyết định này để đảm bảo yêu cầu “trang trọng”, “tiết kiệm” được đặt ra ngay từ đầu.  BTK

Quách Thị Sinh-Vanhoa0

 

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất