Chủ Nhật, 29/9/2024
Giáo dục
Thứ Bảy, 2/4/2011 21:37'(GMT+7)

Qua những vùng đồng bào hiếu học

Giờ thực hành môn vật lý lớp 6 của thầy trò Trường Phổ thông dân tộc Hữu Nhem

Giờ thực hành môn vật lý lớp 6 của thầy trò Trường Phổ thông dân tộc Hữu Nhem

 

Chính từ những thay đổi lớn trong ý thức, đồng bào dân tộc Khmer đang góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội trong cộng đồng dân cư vùng nông thôn.

Xuất phát từ nhu cầu thực tế về nguyện vọng được học tập tại cộng đồng dân cư, năm 2003, Chương trình 135 của Chính phủ đã đánh thức tiềm năng trong đồng bào dân tộc Khmer khi tiến hành xây dựng 2 ngôi trường phổthông dân tộc (PTDT) Hữu Nhem, huyện Thới Bình và Danh Thị Tươi, huyện Trần Văn Thời. Từ đây, con em đồng bào dân tộc Khmer đã có mái trường riêng để học tiếng mẹ đẻ.

Đổi thay từ những ngôi trường

Trường PTDT nội trú tỉnh một lần nữa tiếp sức tích cực cho con em đồng bào khi hội đủ các điều kiện sinh hoạt, học tập theo loại hình nội trú. Ông Hữu Minh Út, Chủ tịch Hội phụ huynh học sinh Trường PTDT Hữu Nhem tâm sự: “Ngôi trường PTDT đã góp phần làm thay đổi cách suy nghĩ và hướng nhìn tích cực trong đồng bào chúng tôi.

Từ việc thờ ơ với học tập, giờ đây hàng trăm hộ gia đình của nhân dân ấp 7, xã Tân Lộc đều có con em theo học tại trường mang tên cố Đại đức Hữu Nhem. Thậm chí, nhiều gia đình có từ 2 con đang theo học dưới mái trường PTDT này”.

Nhiều chế độ ưu đãi của Nhà nước từ những chương trình dân sinh chiến lược đã thôi thúc đại bộ phận đồng bào thay đổi cách nghĩ, cách làm. Khi con em đồng bào dân tộc Khmer theo học tại các điểm trường PTDT hay những trường khác cũng không phải đóng một khoản chi phí nào (trừ thu phí hoạt động của ban phụ huynh học sinh trường).

“Qua những lần họp mặt, Ban cha mẹ học sinh nhà trường thường kết hợp với Ban đại diện tuyên truyền những chủ trương, chính sách của Nhà nước, của Đảng đến đồng bào, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức của phụ huynh học sinh. Đó cũng là một trong những cách sinh hoạt tuyên truyền hiệu quả sâu rộng về các chủ trương, chính sách mà Ban giám hiệu Trường PTDT Danh Thị Tươi áp dụng thành công trong thời gian qua”. Thầy Đoàn Văn Lạc, Hiệu trưởng Trường PTDT Danh Thị Tươi bộc bạch.

Các trường PTDT đã đưa vào giảng dạy bộ môn tiếng Khmer phổthông từ năm học 2004-2005. Việc đưa vào giảng dạy bộ môn này càng thôi thúc con em đồng bào dân tộc say mê rèn luyện, học tập hơn.

Ông Hữu Minh Út phấn khởi: “Bên mái trường Hữu Nhem, bà con nơi đây xích lại gần nhau hơn. Bởi không chỉ gần nhau vì có con em theo học mà còn gần nhau vì những bậc phụ huynh này khi có nhu cầu học chữ dân tộc cũng được phổ cập miễn phí vào dịp hè. Nhờ vậy, ai cũng biết đọc, biết viết tiếng dân tộc mình!”.

Thầy Nguyễn Hữu Lâm, Hiệu trưởng Trường PTDT Hữu Nhem cho biết, từ khi thành lập, trường Hữu Nhem luôn duy trì sĩ số và chất lượng giảng dạy. Khi đưa bộ môn tiếng phổ thông của đồng bào dân tộc vào giảng dạy bước đầu gặp khó khăn vì thiếu giáo viên, song qua thời gian đào tạo bồi dưỡng nay đãđảm bảo việc giảng dạy.

Hè năm 2009-2010 trường mạnh dạn mở lớp phổ cập tiếng phổ thông dân tộc cho sư sãi, các bậc phụ huynh người dân tộc. Lớp học bước đầu mang lại nhiều thành công.

Nhiều mô hình “xóa mù”

Để khích lệ tinh thần say mê học tập của con em đồng bào dân tộc, ngoài việc thực hiện tốt các chính sách ưu đãi, nhiều năm qua Ban giám hiệu Trường PTDT Danh Thị Tươi đã đẩy mạnh công tác phụ đạo cho những học sinh yếu kém và thường xuyên duy trì công tác bồi dưỡng đội ngũ học sinh giỏi.

Thầy Lạc nói trong niềm hứng khởi: “Học sinh con em đồng bào dân tộc của trường rất ngoan và chăm chỉ học. Kết quả hằng năm, tỷ lệ học lực khá, giỏi trong học sinh con em đồng bào dân tộc chiếm trên 30%. Năm nào đội tuyển học sinh giỏi của trường dự thi cũng có học sinh con em đồng bào dân tộc”.

Đặc biệt, năm học này nhà trường phát động phong trào nhận giúp đỡ học sinh yếu kém, học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Qua đó, mỗi cán bộ,giáo viên đăng ký đảm nhận giúp đỡ 1 học sinh. Và phong trào này được xếp vào công tác thi đua cuối năm của cán bộ, giáo viên trường.

Vui sướng trước sự quan tâm ưu ái của các thầy cô giáo, em Hồ Hoàn Hảo, học sinh lớp 7, Trường PTDT Danh Thị Tươi, quyết tâm: “Em sẽ học thật giỏi để không phụ lòng thầy cô”. Hiện Hảo là học sinh khá giỏi của trường và đang được chăm bồi trong đội tuyển học sinh giỏi dự nguồn. Gia đình Hồ Hoàn Hảo có 6 anh chị em, ít ruộng đất canh tác nhưng cha mẹ Hảo vẫn lo được cho 3 anh chị em Hảo theo học.

“Đó cũng là quyết tâm rất lớn, ý thức cho con em họcđến nơi đến chốn của đại bộ phận đồng bào dân tộc ngày nay” - thầy Lạc bộc bạch.

Theo thống kê của Ban Dân tộc tỉnh, giai đoạn 2006-2010 Cà Mau đã thực hiện thành công chế độ cử tuyển trong con em đồng bào dân tộc. Kết quả, sau 5 năm thực hiện, tỉnh đã chọn 163 học sinh giới thiệu cho các trườngđại học, cao đẳng, trung cấp trong và ngoài tỉnh. Từ đó, nguồn cán bộ là người dân tộc đang dần được phát huy ở một số địa phương trong tỉnh.

Hiện Cà Mau có khoảng 20.822 người Khmer, chiếm khoảng 1,86% dân số. Đồng bào Khmer sống tập trung chủ yếu ở các địa phương: Thới Bình, Trần Văn Thời, Đầm Dơi, U Minh và TP Cà Mau.

Để phục vụ tốt hơn nhu cầu sinh hoạt và học tập trong vùng đồng bào, ngoài việc đầu tư xây dựng salatel, phục dựng, trùng tu chùa chiền, Cà Mau còn có 3 trường PTDT đáp ứng nhu cầu học tập củađồng bào. Mỗi năm, 3 ngôi trường này giảng dạy cho hơn 600 học sinh con em đồng bào dân tộc./.

Theo Báo Cà Mau

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất