Thứ Bảy, 28/9/2024
Tin hoạt động
Thứ Sáu, 13/1/2012 16:37'(GMT+7)

Ra mắt Trung tâm nghiên cứu Kinh thành

Tiền thân của Trung tâm Nghiên cứu Kinh thành là ban chủ nhiệm dự án Hoàng thành Thăng Long (thuộc Viện Khảo cổ học, đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Chủ tịch Viện Khoa học Xã hội VN), đã hoạt động từ năm 2002 đến nay gần 10 năm.

Nhiệm vụ của trung tâm là điều tra, nghiên cứu khảo cổ học, lịch sử, văn hoá gắn liền với công tác bảo quản di vật, bảo tồn di tích khảo cổ học; Kết hợp nghiên cứu với đào tạo trong lĩnh vực khảo cổ học đô thị, bảo quản di vật, bảo tồn di tích khảo cổ học; Cung cấp những luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chiến lược quy hoạch, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá dân tộc Việt Nam.

Tiến sĩ Bùi Minh Trí- Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Kinh thành cho biết Trung tâm ra đời là đáp ứng xu hướng phát triển của khảo cổ học đô thị Việt Nam trong xu hướng hội nhập và đáp ứng nhiệm vụ chiến lược phát triển của Viện Khoa học Xã hội Việt Nam.

Theo TS Bùi Minh Trí, nhiệm vụ chủ chốt của trung tâm là nghiên cứu là nghiên cứu đánh giá giá trị của Khu di tích Hoàng thành Thăng Long tại 18 Hoàng Diệu và nghiên cứu so sánh giá trị của hoành thành Thăng Long với các kinh thành khác trong khu vực Châu Á để nhằm làm rõ giá trị của các di tích đã xuất lộ. Hiện nay chúng ta mới biết đến di sản Hoàng thành Thăng Long, nhưng giá trị tiềm của nó cũng như tính chất đặc trưng của di tích, di vật của Hoàng thành Thăng Long thì vẫn là những câu hỏi mà các nhà khoa học còn phải tiếp tục nghiên cứu, đánh giá. Ngay cả bản thân Khu di tích Hoàng thành Thăng Long đã tìm thấy vài triệu di vật, nhưng các loại hình di vật đó đóng góp như thế nào trong đời sống Hoàng cung Thăng Long qua các triều đại, qua các thời kỳ, cũng như mối quan của Thăng Long với các nước ở bên ngoài như thế nào qua mỗi giai đoạn, mỗi thời kỳ thì cũng cần tiếp tục đầu tư nghiên cứu, so sánh để làm rõ giá trị của các di tích, di vật đó.

Trường Thành

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất