Thứ Bảy, 23/11/2024
Ban Tuyên giáo Trung ương
Thứ Sáu, 14/5/2021 21:34'(GMT+7)

Sẵn sàng cho “Ngày hội của toàn dân”

Tham dự buổi phỏng vấn trực tuyến là những khách mời là những người tham gia trực tiếp vào công tác chuẩn bị bầu cử, gồm các đồng chí: Bùi Văn Cường, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, Chánh Văn phòng Hội đồng Bầu cử quốc gia; Ngô Sách Thực, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Trung tướng Tô Ân Xô, Chánh Văn phòng Bộ Công an, Phó Trưởng Tiểu ban thường trực, Tiểu ban An ninh, trật tự bầu cử ĐBQH khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 – 2026, Bộ Công an; Nguyễn Chí Đoàn, Phó Giám đốc Sở Nội vụ, Ủy viên Ủy ban Bầu cử TP Hà Nội.

TIẾP TỤC TẠO SỨC LAN TỎA MẠNH MẼ VỀ MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU, Ý NGHĨA CỦA CUỘC BẦU CỬ

Phát biểu đề dẫn buổi phỏng vấn, TS. Trần Doãn Tiến, Tổng Biên tập Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam nhấn mạnh: Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026 là sự kiện chính trị đặc biệt quan trọng của đất nước ta. Để sự kiện chính trị quan trọng này thực sự trở thành ngày hội của toàn dân, việc tuyên truyền để các tầng lớp nhân dân nhận thức rõ ý nghĩa, tầm quan trọng của cuộc bầu cử, từ đó có ý thức, trách nhiệm tham gia bầu cử. Đó cũng là bổn phận, trách nhiệm tuyên truyền của các cơ quan báo chí, trong đó có Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam.

Tiến sĩ Trần Doãn Tiến, Tổng Biên tập Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam phát biểu đề dẫn buổi phỏng vấn trực tuyến.

Tiến sĩ Trần Doãn Tiến, Tổng Biên tập Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam phát biểu đề dẫn buổi phỏng vấn trực tuyến.

Thực hiện Hướng dẫn số 169 - HD/BTGTW về tuyên truyền cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 – 2026, ngay từ đầu tháng 3/2021, Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam đã mở chuyên trang “Bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp”. Từ khi chuyên mục ra đời đến nay, báo đã có hàng nghìn tin, bài tuyên truyền, hỏi -  đáp về bầu cử, về các văn bản quan trọng của Đảng, của Chính phủ, của Quốc hội như: Chỉ thị số 45-CT/TW ngày 20/6/2020 của Bộ Chính trị về lãnh đạo cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026, Chỉ thị số 02/CT-TTg ngày 14/01/2021 của Thủ tướng Chính phủ về “Tổ chức cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 -2026”. Đặc biệt là nhiều tin, bài giới thiệu những điểm mới của cuộc bầu cử lần này, nhất là cập nhật liên tục công tác chuẩn bị bầu cử ở các địa phương trong cả nước dưới dạng đa nền tảng như inphographichs, mega story, video, audio…

Cuộc phỏng vấn trực tuyến ngày hôm nay tiếp tục tạo sức lan tỏa mạnh mẽ về mục đích, yêu cầu, ý nghĩa của cuộc bầu cử đến đông đảo các tầng lớp nhân dân. Thông qua đó, góp phần làm cho nhân dân nhận thức sâu sắc hơn về mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng của cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026; cổ vũ, động viên mọi tầng lớp nhân dân ủng hộ nhiệt tình, nêu cao tinh thần làm chủ, ý thức tự giác tham gia bầu cử để lựa chọn bầu ra những người tiêu biểu, xứng đáng đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân tham gia vào Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp.

Cuộc phỏng vấn trực tuyến với độc giả của Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam được tổ chức vào thời điểm cận kề ngày bầu cử cũng nhằm hướng tới mục tiêu làm cho mọi cử tri cả nước nắm vững được những nội dung chủ yếu của Luật bầu cử đại biểu Quốc hội, Luật bầu cử đại biểu HĐND, nhất là các quy định về quyền và nghĩa vụ của công dân trong bầu cử; các quy định về tiêu chuẩn đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND, giúp cử tri có cơ sở lựa chọn và bầu được những người có đủ tiêu chuẩn tham gia vào Quốc hội khóa XV và HĐND các cấp.

Đặc biệt, thông qua cuộc phỏng vấn trực tuyến nêu bật được sự hưởng ứng, ủng hộ của các bộ, ngành, địa phương và mọi tầng lớp nhân dân trong việc tích cực chuẩn bị hướng tới ngày bầu cử 23/5; giới thiệu với nhân dân trên thế giới biết được không khí dân chủ trong quá trình bầu cử; góp phần đấu tranh, phản bác thông tin, quan điểm sai trái, xuyên tạc phá hoại cuộc bầu cử, lợi dụng bầu cử để kích động, gây rối, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc, chống phá Đảng và Nhà nước...

Cán bộ, phóng viên Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam thực hiện cuộc phỏng vấn trực tuyến.

Cán bộ, phóng viên Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam thực hiện cuộc phỏng vấn trực tuyến.


CHỦ ĐỘNG, TÍCH CỰC CHUẨN BỊ CHO CÔNG TÁC BẦU CỬ

Tại buổi phỏng vấn, đồng chí Bùi Văn Cường nhấn mạnh, cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 (cuộc bầu cử) được tổ chức cùng một ngày trên phạm vi cả nước - Chủ nhật, ngày 23/5/2021; diễn ra trong bối cảnh công cuộc đổi mới ở nước ta sau hơn 35 năm đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử trên mọi lĩnh vực đời sống xã hội, nhưng cũng đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, nhất là tác động, ảnh hưởng nặng nề của đại dịch COVID-19.

Cuộc bầu cử là sự kiện chính trị quan trọng của đất nước, diễn ra sau thành công của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, gắn liền với công tác cán bộ, liên quan đến trách nhiệm của các cấp, các ngành; là nơi để cử tri phát huy quyền làm chủ của công dân, lựa chọn bầu ra những người tiêu biểu, xứng đáng đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của mình trong Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ mới, góp phần tích cực vào việc xây dựng, củng cố và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Thông tin về công tác chuẩn bị cho cuộc bầu cử, đồng chí Bùi Văn Cường cho biết, trên cơ sở chỉ đạo của Bộ Chính trị tại Chỉ thị số 45-CT/TW, các cơ quan có thẩm quyền từ Trung ương đến địa phương đã ban hành văn bản hướng dẫn công tác bầu cử. Nội dung văn bản ban hành quy định về thành phần, số lượng, cơ cấu đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp; về hướng dẫn nghiệp vụ; bảo đảm công tác thông tin, tuyên truyền, an ninh trật tự, y tế cho cuộc bầu cử.

Đồng chí Bùi Văn Cường.

Đồng chí Bùi Văn Cường.

Tính đến thời điểm hiện tại, công tác bầu cử đã trải qua 3 vòng hiệp thương và đã xác định được danh sách chính thức những người đủ điều kiện, tiêu chuẩn để tham gia ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026. Sau Hội nghị hiệp thương lần 3, Hội đồng bầu cử quốc gia đã gửi danh sách người ứng cử do Trung ương giới thiệu về các địa phương để Ủy ban bầu cử cấp tỉnh niêm yết danh sách người ứng cử theo từng đơn vị bầu cử.

Để giám sát việc chuẩn bị công tác bầu cử tại các địa phương đảm bảo theo đúng các quy định của pháp luật, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng bầu cử quốc gia đã ban hành kế hoạch về việc kiểm tra, giám sát công tác bầu cử đại biểu Quốc hội Khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 – 2026. Theo đó, các đợt giám sát tập trung từ tháng 3/2021 đến trước ngày diễn ra bầu cử 23/5/2021. Nội dung giám sát chủ yếu tập trung về tiến trình bầu cử bảo đảm cuộc bầu cử được tiến hành dân chủ, đúng pháp luật, an toàn, tiết kiệm.

Đến thời điểm hiện nay, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Hội đồng bầu cử quốc gia đã tổ chức 14 đoàn giám sát tại 40 địa phương. Trong đầu tháng 5/2021, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Hội đồng bầu cử quốc gia sẽ tiến hành giám sát đợt ba với mục tiêu giám sát đủ 63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và hoàn thành trước ngày 20/5.

Theo đồng chí Bùi Văn Cường, thời gian tới, cần tập trung triển khai một số nhiệm vụ trọng tâm của công tác bầu cử, đó là: kế hoạch giám sát cuộc bầu cử; xây dựng phương án giải quyết những tình huống có thể phát sinh; phối hợp với các Tiểu ban chuyên môn của Hội đồng bầu cử quốc gia hướng dẫn các địa phương về các vướng mắc cụ thể trong công tác bầu cử; tổ chức các lớp bồi dưỡng kỹ năng cho các ứng cử viên để xây dựng chương trình hành động khi tiếp xúc cử tri; xác nhận tư cách đại biểu sau khi trúng cử; hoạt động tổng kết công tác bầu cử Quốc hội trình tại kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XV. Tất cả các nội dung liên quan đến công tác chuẩn bị bầu cử đều được Hội đồng bầu cử quốc gia xem xét, thảo luận theo đúng nguyên tắc hoạt động theo chế độ tập thể, quyết định theo đa số. Tính từ khi bắt đầu triển khai công tác bầu cử đến nay, Hội đồng bầu cử quốc gia đã tiến hành 05 phiên họp toàn thể với nhiều nội dung quan trọng.

Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm cùng các đại biểu kiểm tra công tác bầu cử tại Nhà văn hóa thôn Lực Điền, xã Minh Châu, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên, ngày 10/5/2021.

Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm cùng các đại biểu kiểm tra công tác bầu cử tại Nhà văn hóa thôn Lực Điền, xã Minh Châu, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên, ngày 10/5/2021.

5 TRÁCH NHIỆM CỦA MẶT TRẬN TỔ QUỐC

Về trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, đồng chí Ngô Sách Thực nêu rõ, theo quy định của pháp luật, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có quyền và trách nhiệm tham gia cuộc bầu cử, góp phần bảo đảm để cuộc bầu cử tiến hành dân chủ, bình đẳng, đúng pháp luật, an toàn, tiết kiệm và thực sự là ngày hội của toàn dân.

Hiện nay, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam chủ động triển khai sớm, tích cực tham gia đề xuất với Quốc hội ra văn bản hướng dẫn và tham gia hướng dẫn như: ban hành Nghị quyết số 1186/2021/UBTVQH14 ngày 11/01/2021 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định chi tiết, hướng dẫn việc tổ chức hội nghị cử tri; việc giới thiệu người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã ở thôn, tổ dân phố; việc hiệp thương, giới thiệu người ứng cử, lập danh sách người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân trong bầu cử bổ sung (gọi tắt là Nghị quyết số 1186).

Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ và Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã ban hành Nghị quyết liên tịch số 09/2021/NQLT-UBTVQH14-CP-ĐCTUBTƯMTTQVN ngày 15/01/2021 hướng dẫn quy trình hiệp thương, giới thiệu người ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026 (gọi tắt là Nghị quyết liên tịch số 09).

Đồng chí Ngô Sách Thực.

Đồng chí Ngô Sách Thực.

Ngoài ra, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cũng ban hành 2 Thông tri. Đó là, Thông tri số 12/TT-MTTW-BTT ngày 18/01/2021 của Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hướng dẫn Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam kiểm tra, giám sát công tác bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026.

Thông tri số 13 /TTr-MTTW-BTT ngày 19/01/2021 của Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam về việc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tham gia cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026 (gọi tắt là Thông tri số 13).

Thứ hai, là tham gia thành lập các tổ chức phụ trách bầu cử. Theo đó, căn cứ vào cơ cấu, thành phần, số lượng của các tổ chức phụ trách bầu cử được quy định, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội cử đại diện lãnh đạo tham gia các tổ chức phụ trách bầu cử; bảo đảm đủ cơ cấu, thành phần của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tham gia các Ủy ban bầu cử, Ban bầu cử và các tổ chức chính trị - xã hội tham gia Ban bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp.

Thứ ba, chủ trì 3 hội nghị hiệp thương. Để nâng cao chất lượng của các hội nghị hiệp thương, đảm bảo nguyên tắc dân chủ thì kỳ bầu cử này có một số điểm mới, như khi ban hành Nghị quyết liên tịch số 09 còn quy định thêm về trường hợp những người ứng cử không đạt trên 50% số phiếu tín nhiệm của cử tri và hướng dẫn về số dư người ứng cử.

Việc không đưa vào danh sách để hiệp thương đối với những trường hợp người ứng cử không đạt trên 50% số phiếu tín nhiệm của cử tri tham dự hội nghị lấy ý kiến tại nơi công tác hoặc nơi làm việc, nơi cư trú.

Về số dư người ứng cử, Nghị quyết liên tịch số 09 và Thông tri số 13 đã bổ sung hướng dẫn cụ thể về số dư người ứng cử để làm cơ sở cho Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và cơ quan, tổ chức lưu ý trong quá trình giới thiệu, hiệp thương, tránh tình trạng tại các hội nghị hiệp thương lần thứ hai, thứ ba không có đủ số dư người ứng cử để hội nghị xem xét lựa chọn.

Thứ tư, tổ chức hội nghị cử tri, tổ chức hội nghị cử tri ở thôn, tổ dân phố để lấy ý kiến nhận xét đối với người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân cư trú thường xuyên tại địa phương;  hội nghị tiếp xúc cử tri để vận động bầu cử. Hiện tại công việc vận động bầu cử đang được tiến hành tích cực, khẩn trương sao cho phù hợp với tình hình dịch COVID-19. Thời gian tổ chức vận động bầu cử sẽ được kết thúc trước thời điểm bắt đầu bỏ phiếu 24h (trước 7h00 ngày 22/5/2021).

Thứ năm, tuyên truyền vận động người dân tích cực tham gia bầu cử và thực hiện giám sát bầu cử, bằng cách động viên cử tri nghiên cứu kỹ về danh sách người ứng cử, chủ động tham gia bầu cử, tránh tình trạng đi bầu hộ, bầu thay.

Nghị quyết số 1185/NQ-UBTVQH14 ngày 11/01/2021 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định: số lượng đại biểu Quốc hội khóa XV được bầu là 500 người; dự kiến số lượng đại biểu chuyên trách là 200 người, trong đó, số lượng đại biểu hoạt động chuyên trách ở Trung ương 133 đại biểu và đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách tại địa phương (Đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh, thành phố) là 67 đại biểu (riêng thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Nghệ An và Thanh Hóa, mỗi địa phương có 2 đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách).

BẢO ĐẢM AN NINH TRẬT TỰ CUỘC BẦU CỬ

Theo Trung tướng Tô Ân Xô, công tác bảo đảm an ninh, trật tự cuộc bầu cử đã được Bộ Công an chuẩn bị từ sớm, rất kỹ lưỡng về tất cả các mặt, trên khắp cả nước. Cụ thể: Ngay sau khi Bộ Chính trị ban hành Chỉ thị số 45 về lãnh đạo cuộc bầu cử, tháng 7/2020, Đảng ủy Công an Trung ương, đồng chí Bộ trưởng Bộ Công an đã ban hành Chỉ thị, Kế hoạch tổng thể công an bảo đảm an ninh, trật tự cuộc bầu cử, thành lập Tiểu ban An ninh, trật tự cuộc bầu cử do 1 đồng chí lãnh đạo Bộ làm Trưởng Tiểu ban để lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện các mặt công tác bảo đảm an ninh, trật tự cuộc bầu cử.

Lực lượng Công an cả nước đã tổ chức tốt công tác nắm tình hình bên trong, bên ngoài liên quan an ninh, trật tự cuộc bầu cử; phòng ngừa, đấu tranh, ngăn chặn, vô hiệu hóa từ sớm, từ xa mọi âm mưu, hoạt động chống phá cuộc bầu cử, lợi dụng bầu cử để gây mất an ninh, trật tự, chống Đảng, Nhà nước; liên tục mở các cao điểm tấn công trấn áp tội phạm, ngăn chặn người nước ngoài, người Việt Nam xuất nhập cảnh trái phép, thu hồi vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, tăng cường phòng, chống cháy nổ, bảo đảm trật tự an toàn giao thông, tích cực thực hiện nhiệm vụ tuyến đầu trong phòng, chống dịch bệnh Covid-19, củng cố môi trường an ninh, an toàn, lành mạnh, phục vụ tốt nhất cuộc bầu cử, trọng tâm là Ngày bầu cử.

Có thể khẳng định, đến thời điểm hiên nay, công tác bảo đảm an ninh, trât tự đã cơ bản được triển khai một cách toàn diện, đồng bộ, cụ thể, sẵn sàng bảo vệ tuyệt đối an ninh, an toàn Ngày bầu cử.

Đồng chíTô Ân Xô.

Đồng chí Tô Ân Xô.

Theo đồng chí Tô Ân Xô, bầu cử ĐBQH khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 là sự kiện chính trị trọng đại, diễn ra trong thời điểm chúng ta phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức trước những diễn biến phức tạp của tình hình thế giới, khu vực, trong nước; âm mưu hoạt động chống phá bầu cử của các thế lực thù địch, phản động, các loại tội phạm; những vấn đề an ninh phi truyền thống, đặc biệt là đại dịch Covid-19 đang lây lan tại một số địa phương và nhiều nước trong khu vực…

Để bảo đảm tuyệt đối an ninh, an toàn Ngày bầu cử - ngày hội của toàn dân, phục vụ tổ chức thành công cuộc bầu cử, Chủ tịch Quốc hội đề nghị, cần tiếp tục quán triệt sâu sắc về ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác bảo đảm tuyệt đối an ninh, an toàn cuộc bầu cử; tuyệt đối không được chủ quan, lơ là, mất cảnh giác. Bộ Công an tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các bộ phận chức năng của HĐBCQG, Bộ Quốc phòng, Bộ Y tế, Tỉnh ủy, Thành ủy, UBND, Ủy ban bầu cử các cấp rà soát kỹ các nhiệm vụ bảo đảm an ninh, an toàn và phục vụ tổ chức thành công Ngày bầu cử.

Bên cạnh đó, cần tham mưu hoàn thiện các phương án, kế hoạch bảo vệ bầu cử, sẵn sàng xử lý các tình huống phức tạp nảy sinh ngay tại cơ sở theo phương châm “bốn tại chỗ”, trong đó có tình huống tổ chức bầu cử tại khu vực cách ly dịch Covid 19; kiên quyết đấu tranh, ngăn chặn, làm thất bại âm mưu, hoạt động chống phá cuộc bầu cử. Huy động sức mạnh tổng hợp cả hệ thống chính trị, toàn dân, phát huy vai trò nòng cốt của lực lượng vũ trang nhân dân trong bảo vệ Ngày bầu cử, bảo vệ từng khu vực bỏ phiếu.

Hiện nay, toàn lực lượng Công an chuyển trạng thái sẵn sàng cao nhất, dành toàn tâm, toàn lực bảo vệ tuyêt đối an ninh, an toàn Ngày bầu cử với cấp độ bảo vệ cao nhất, không để bị động, bất ngờ, không để xảy ra sơ xuất dù là nhỏ nhất.

Để đạt được mục tiêu trên, lực lượng Công an tập trung thực hiện tốt một số nhiệm vụ trọng tâm sau: (1)Triển khai phương án, lực lượng bảo vệ tuyệt đối an ninh, an toàn gần 85.000 khu vực bỏ phiếu trên cả nước. (2) Bảo vệ tuyệt đối an ninh, an toàn các hoạt động tiếp xúc cử tri, vận động bầu cử của nhân sự ứng cử đại biểu Quốc hội, HĐND các cấp. (3) Tiếp tục rà soát, phát hiện, ngăn chặn kịp thời mọi âm mưu, hoạt động chống phá cuộc bầu cử, lợi dụng cuộc bầu cử chống Đảng, Nhà nước; tăng cường trấn áp các loại tội phạm, quản lý nhà nước về an ninh, trật tự, quản lý cư trú, phòng chống cháy nổ, bảo đảm trật tự an toàn giao thông, tích cực tham gia tuyến đầu phòng, chống dịch bệnh COVID-19, củng cố vững chắc môi trường an ninh, an toàn, góp phần tạo thuận lợi nhất để nhân dân thực hiện đầy đủ quyền làm chủ của mình trong việc lựa chọn, giới thiệu, bầu người đủ đức, đủ tài, xứng đáng đại diện cho nhân dân cả nước tại Quốc hội và HĐND các cấp.

Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 có những điểm mới trọng tâm sau đây:

Thứ nhất, về công tác triển khai bầu cử được tiến hành từ rất sớm.

Theo đó, Hội đồng bầu cử quốc gia, nhân sự Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Ủy viên của Hội đồng bầu cử Quốc gia, các Tiểu ban chuyên môn và bộ máy tham mưu giúp việc Hội đồng bầu cử quốc gia được thành lập và kiện toàn sớm (Nghị quyết số 108/2020/QH14 ngày 11/6/2020 của Quốc hội bầu Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia; Nghị quyết số 111/2020/QH14 ngày 12/6/2020 của Quốc hội phê chuẩn đề nghị của Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia về danh sách các Phó Chủ tịch và các Ủy viên Hội đồng bầu cử quốc gia; Nghị quyết số 118/2020/QH14 ngày 19/6/2020 của Quốc hội về việc thành lập Hội đồng bầu cử quốc gia; Nghị quyết số 08, 09, 10, 11 ngày 23/9/2020 của Hội đồng BCQG về việc thành lập Tiểu ban Nhân sự, Tiểu ban Giải quyết khiếu nại, tố cáo, Tiểu ban Văn bản pháp luật và Thông tin, tuyên truyền, Tiểu ban An ninh, Trật tự và Y tế; Nghị quyết số 1000/2020/UBTVQH14 ngày 16/9/2020 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định về bộ máy giúp việc của Hội đồng bầu cử quốc gia). Bên cạnh đó, công tác tham mưu, chuẩn bị bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân nhiệm kỳ 2021-2026 cũng sớm hơn so với các kỳ bầu cử trước đây. Những yếu tố này đã tạo sự chủ động trong lãnh đạo, chỉ đạo, bảo đảm triển khai kịp thời các kế hoạch, lịch trình và công việc phải thực hiện trong cuộc bầu cử.

Thứ hai, về cơ cấu, thành phần, số lượng đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân cũng có sự thay đổi so với các nhiệm kỳ trước.

Luật Tổ chức Quốc hội (được sửa đổi năm 2020), Luật Tổ chức chính quyền địa phương (được sửa đổi năm 2019) quy định số lượng đại biểu Quốc hội chuyên trách tăng lên ít nhất 40%; số lượng đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp giảm đều từ 5 đến 10 đại biểu tùy thuộc vào từng cấp chính quyền và từng loại hình đơn vị hành chính. Ngoài ra, việc xác định độ tuổi người tham gia ứng cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân khi áp dụng độ tuổi nghỉ hưu theo lộ trình của Bộ luật Lao động năm 2019 (có hiệu lực thi hành từ ngày 01/1/2021) và việc tính tuổi (theo lộ trình) được áp dụng đối với cả đại biểu chuyên trách và đại biểu không chuyên trách.

Thứ ba, công tác chuẩn bị bầu cử được đặt ra trong bối cảnh tình hình nguy cơ dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp ở một số địa phương, có thể ảnh hưởng đến cuộc bầu cử.

Qua 2 đợt giám sát của Hội đồng bầu cử quốc gia cho thấy, mặc dù các địa phương đã chủ động phòng, chống dịch bệnh và lên phương án cho những tình huống phát sinh trường hợp mắc COVID-19 tại địa phương nhưng để bảo đảm tổ chức thành công cuộc bầu cử, đòi hỏi các cấp chính quyền, các tổ chức phụ trách bầu cử từ trung ương đến địa phương cần đề cao tinh thần phòng, chống dịch. Đây là lần đầu tiên, nội dung y tế được lồng ghép với công tác bảo đảm an ninh trật tự để tham mưu, giúp Hội đồng bầu cử quốc gia chỉ đạo, hướng dẫn các vấn đề liên quan đến y tế, góp phần tổ chức cuộc bầu cử thành công.

BẢO ĐẢM ĐÚNG QUY TRÌNH LỰA CHỌN NHÂN SỰ, TIÊU CHUẨN NHÂN SỰ

Theo đồng chí Bùi Văn Cường, công tác chuẩn bị nhân sự tham gia ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 được tiến hành thận trọng, bảo đảm đúng quy trình lựa chọn, giới thiệu người ứng cử theo quy định của pháp luật.

Việc giới thiệu nhân sự ra ứng cử ĐBQH và đại biểu HĐND được đại diện các tầng lớp nhân dân thông qua Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) các cấp; được tổ chức đảng đồng ý (nếu là đảng viên), được cử tri nơi công tác (nếu là công chức, viên chức) và nhất là cử tri nơi cư trú của ứng cử viên đó đồng ý giới thiệu và được tiến hành hiệp thương 3 lần. Trong quá trình tổ chức bầu cử ĐBQH khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đảm nhận nhiệm vụ quan trọng tổ chức công tác hiệp thương nhằm lựa chọn, giới thiệu người ứng cử và được luật hóa thành một quy trình chặt chẽ gồm 5 bước.

Bước 1: Tổ chức Hội nghị hiệp thương lần thứ nhất để thỏa thuận về cơ cấu thành phần, số lượng người ứng cử ĐBQH, đại biểu HĐND;

Bước 2: Cơ quan, tổ chức, đơn vị tiến hành giới thiệu người ứng cử ĐBQH, đại biểu HĐND;

Bước 3: Tổ chức Hội nghị hiệp thương lần thứ hai để thỏa thuận lập danh sách sơ bộ những người ứng cử ĐBQH, đại biểu HĐND;

Bước 4: Tổ chức hội nghị lấy ý kiến nhận xét và tín nhiệm của cử tri đối với người ứng cử ĐBQH, đại biểu HĐND;

Bước 5: Tổ chức hội nghị hiệp thương lần thứ ba để lựa chọn, lập danh sách những người đủ tiêu chuẩn ứng cử ĐBQH, đại biểu HĐND).

Về tiêu chuẩn nhân sự ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026. Một là, trung thành với Tổ quốc, nhân dân và Hiến pháp, phấn đấu thực hiện công cuộc đổi mới, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Hai là, có phẩm chất đạo đức tốt, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, gương mẫu chấp hành pháp luật; có bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền và các hành vi vi phạm pháp luật khác. Ba là, có trình độ văn hóa, chuyên môn, đủ năng lực, sức khỏe, kinh nghiệm công tác và uy tín để thực hiện nhiệm vụ đại biểu.Bốn là, liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến, nguyện vọng của nhân dân, được nhân dân tín nhiệm.Năm là, có các điều kiện cần thiết để tham gia các hoạt động của Quốc hội, HĐND.

Tóm lại, người ứng cử ĐBQH, đại biểu HĐND phải là những cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tiêu biểu; có tư tưởng chính trị vững vàng; có năng lực xây dựng chính sách và khả năng tổ chức hoạt động giám sát, có chuyên môn và kinh nghiệm thực tiễn phù hợp với vị trí dự kiến; thể hiện trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, không vi phạm quy định về những điều đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức không được làm; không vi phạm pháp luật. Tuyệt đối không giới thiệu và đưa vào danh sách ứng cử người có biểu hiện cơ hội chính trị, tham vọng quyền lực; có tư tưởng cục bộ, bảo thủ, trì trệ; đang bị thanh tra, kiểm tra dấu hiệu vi phạm; người đứng đầu các cơ quan, tổ chức, đơn vị để xảy ra vụ, việc tham nhũng, lãng phí, mất đoàn kết. Kiên quyết không để lọt những người không xứng đáng, những người chạy chức, chạy quyền tham gia vào Quốc hội, HĐND các cấp.

Đồng chí Bùi Văn Cường kiểm tra công tác chuẩn bị bầu cử tại phường Xuân An, TP Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận.

Đồng chí Bùi Văn Cường kiểm tra công tác chuẩn bị bầu cử tại phường Xuân An, TP Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận.

BẢO ĐẢM YÊU CẦU NGHIÊM NGẶT VỀ PHÒNG CHỐNG DỊCH BỆNH COVID-19

Các khách mời tham dự buổi phỏng vấn cũng thống nhất, trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, việc tổ chức bầu cử phải bảo đảm yêu cầu nghiêm ngặt về phòng chống dịch bệnh COVID-19; kịp thời triển khai thực hiện nghiêm các văn bản chỉ đạo của Ban Bí thư, Chính phủ, Hội đồng bầu cử Quốc gia, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Bộ Y tế về các biện pháp phòng chống dịch bệnh COVID-19; tổ chức các hội nghị tiếp xúc cử tri, vận động bầu cử với hình thức phù hợp, bảo đảm an toàn. Đồng thời, các cơ quan, đơn vị chủ quản ứng cử viên chủ động trong việc thực hiện xét nghiệm SARS-COV-2 cho các ứng cử viên trước khi tiếp xúc cử tri và thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch đảm bảo an toàn trong khi tiếp xúc cử tri, vận động bầu cử và các hoạt động khác của cuộc bầu cử. Trong trường hợp cần thiết, các địa phương có thể tiến hành tổ chức xét nghiệm cho ứng cử viên nhằm đảm bảo an toàn sức khỏe nhân dân trong đợt vận động bầu cử.

Trường hợp dịch bệnh Covid-19 bùng phát dẫn đến không thể tổ chức được việc bỏ phiếu vào đúng ngày bầu cử hoặc đối với địa phương do dịch bệnh phải áp dụng biện pháp cách ly, phong tỏa xã hội thì Ủy ban bầu cử cấp tỉnh sẽ chủ động đề xuất, kịp thời báo cáo rõ phương án (thời điểm, cách thức thực hiện việc bỏ phiếu và những công việc cần thực hiện khác) để Hội đồng bầu cử quốc gia xem xét, quyết định.

Ngay tại thời điểm hiện nay, một số địa phương cũng đã, đang phải tính đến các phương án tổ chức bỏ phiếu trong bối cảnh phòng chống  dịch, đảm bảo an toàn.

Ví dụ: Tại Hà Nội, sẽ có thêm các biện pháp phòng chống dịch tại nơi bầu cử và có phương án riêng đối với các điểm cách ly, phong tỏa. Ủy ban bầu cử TP đã kiến nghị Hội đồng Bầu cử quốc gia về các phương án đặc thù tổ chức bầu cử tại các điểm cách ly y tế. Theo đó, một số điểm hiện bị cách ly trước là "điểm bỏ phiếu phụ" (do số lượng cử tri ít) nay thành điểm có số lượng cử tri đông, ví dụ như Bệnh viện K cơ sở Tân Triều.

Vì vậy, Ủy ban bầu cử TP đã xin chia nhỏ và ghép số lượng cử tri đang ở khu cách ly vào các khu vực bỏ phiếu liền kề nhưng vẫn bảo đảm số lượng cử tri tại một đơn vị bầu cử không vượt quá 4.000 người. Dự kiến trước ngày bầu cử 5 ngày, Ủy ban bầu cử TP sẽ có hướng dẫn chi tiết về việc tổ chức bầu cử giãn tiến độ cử tri đi bầu, phân theo khu vực, phân theo giờ để bảo đảm phòng chống dịch.

Tại Thành phố Hồ Chí Minh, Ủy ban bầu cử Thành phố yêu cầu sắp xếp chỗ ngồi đảm bảo yêu cầu giãn cách, hạn chế tập trung đông người; bố trí người tham dự không quá 50% sức chứa của hội trường tổ chức. Nếu địa điểm bỏ phiếu đang thực hiện giãn cách xã hội, sẽ xử lý khử khuẩn phiếu bầu và thùng phiếu, đảm bảo giữ khoảng cách 2m giữa những người tham dự. Bố trí thời gian bỏ phiếu và phân luồng từ xa phù hợp cho cử tri từng khu vực, điểm dân cư. Riêng trường hợp tổ chức cho cử tri đang cách ly tại nhà bỏ phiếu, phải hạn chế tối đa tiếp xúc gần, đụng chạm trực tiếp. Sau khi bàn giao thùng phiếu phải sát khuẩn, vệ sinh cá nhân trước khi rời khỏi khu vực bỏ phiếu, tự cách ly 14 ngày tại nhà.

Tại Bắc Giang, dự kiến sẽ không tổ chức khai mạc đông người trong ngày bầu cử; chia nhỏ cử tri thành nhiều đợt để bỏ phiếu theo giờ, tránh tập trung đông người; tại mỗi điểm bầu cử, khu bỏ phiếu đều phải có đầy đủ điều kiện phòng dịch như sát khuẩn, giữ khoảng cách, đo thân nhiệt cử tri, yêu cầu phải đeo khẩu trang y tế, đặt vị trí thùng phiếu đúng khoảng cách an toàn để bảo đảm khoảng cách an toàn cho cử tri khi ghi phiếu, bỏ phiếu và trong lúc đứng chờ bỏ phiếu. Với khu vực "cách ly nhà với nhà" sẽ thực hiện mang thùng phiếu phụ đến từng nhà để cử tri thực hiện quyền bỏ phiếu. Đối với các bệnh nhân dương tính với COVID-19, các F1 đang thực hiện cách ly tập trung, tỉnh sẽ điều chỉnh danh sách cử tri về nơi cử tri đang thực hiện cách ly hoặc điều trị COVID-19 để họ thực hiện quyền cử tri…

Trước tình hình dịch bệnh COVID-19 có những diễn biến phức tạp, bên cạnh thực hiện đúng các hướng dẫn, chỉ đạo của Hội đồng bầu cử Quốc gia, của các cơ quan trung ương, thành phố Hà Nội cũng đã chủ động xây dựng các phương án, ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn các quận, huyện, thị xã, các tổ chức phụ trách bầu cử các nội dung về phòng chống dịch COVID-19 trong thực hiện bầu cử:

Thứ nhất, thực hiện nghiêm công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn, đặc biệt tại các khu vực bỏ phiếu theo hướng dẫn tại Kế hoạch 538/KH-BYT ngày 22/4/2021 của Bộ y tế, Kế hoạch số 6833/KH-SYT ngày 05/5/2021 của Sở Y tế Hà Nội;

Thứ hai, xây dựng kịch bản chi tiết trong ngày bầu cử tại tất cả các khu vực bỏ phiếu; phải thực hiện việc vệ sinh môi trường, khử khuẩn tại tất cả các khu vực bỏ phiếu trước khi tổ chức khai mạc bỏ phiếu; hướng dẫn phân luồng đi vào và đi ra, khoảng cách giữa các cử tri khi bỏ phiếu, bố trí các bàn ghế, chỗ ghi phiếu đảm bảo khoảng cách phù hợp.

Thứ ba, trong trường hợp phát hiện cử tri có nhiệt độ thân nhiệt cao, ho, sốt, hoặc nghi ngờ mắc COVID-19 thì hướng dẫn cử tri thực hiện các biện pháp phòng dịch theo hướng dẫn tại Kế hoạch 538/KH-BYT ngày 22/4/2021 của Bộ Y  tế, đồng thời vẫn phải đảm bảo quyền bầu cử của cử tri theo quy định;

Thứ tư, tổ chức tập huấn cho tất cả các thành viên làm nhiệm vụ bầu cử tại các khu vực bỏ phiếu về công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19. UBBC các quận, huyện, thị xã chỉ đạo duyệt kịch bản trong ngày bầu cử của tất cả các đơn vị trực thuộc, những đơn vị có điều kiện có thể tổ chức diễn tập thử theo kịch bản đã phê duyệt.

Thứ năm, thường xuyên rà soát, cập nhật, bổ sung danh sách cử tri trên địa bàn, đảm bảo cho mọi cử tri có quyền bầu cử đều được ghi tên vào một danh sách cử tri để tham gia bầu cử theo đúng quy định của pháp luật, hướng dẫn của Hội đồng bầu cử quốc gia và của Ủy ban bầu cử thành phố.

Thứ sáu, chỉ đạo rà soát, kiểm tra về cơ sở vật chất tại tất cả các khu vực bỏ phiếu (trang trí khánh tiết, bàn ghế, khu vực để cử tri lựa chọn đại biểu…), có phương án bố trí bổ sung hòm phiếu phụ và con dấu đã bỏ phiếu, đảm bảo chủ động trong các diễn biến của dịch COVID-19.

Đối với các khu vực cách ly, các trường hợp phải thực hiện cách ly y tế phòng, chống dịch COVID-19: UBBC Thành phố đã chỉ đạo UBND các quận, huyện, thị xã, UBND các xã, phường, thị trấn và Ủy ban bầu cử các xã, thị trấn thực hiện nghiêm công tác phòng, chống dịch bệnh Covid- 19 trên địa bàn, đặc biệt tại các khu vực bỏ phiếu theo hướng dẫn của Bộ y tế, Sở y tế Hà Nội và tại Văn bản số 225/VPHĐBCQG-PL ngày 11/5/2021 của Văn phòng Hội đồng bầu cử Quốc gia, trong đó cần lưu ý:

Căn cứ vào điều kiện, tình hình cụ thể của từng quận, huyện, thị xã và quy mô, số lượng cử tri tại cơ sở cách ly tập trung, UBND quận, huyện, thị xã chỉ đạo UBND xã, phường, thị trấn nơi có cơ sở cách ly tập trung xem xét, quyết định ghép danh sách cử tri ở cơ sở cách ly tập trung vào khu vực bỏ phiếu thích hợp;

Chuẩn bị hòm phiếu phụ, phiếu bầu cử, con dấu “Đã bỏ phiếu” và các điều kiện bảo đảm cần thiết khác cho công tác tổ chức bỏ phiếu tại cơ sở cách ly tập trung;

Rà soát kiện toàn, bổ sung thêm thành viên tham gia Tổ bầu cử, bảo đảm đủ số lượng theo quy định của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân, trong đó chú ý bổ sung thành viên là những người đang làm nhiệm vụ trong cơ sở cách ly tập trung. Tùy thuộc vào điều kiện cụ thể tại từng đơn vị bầu cử, từng khu vực bỏ phiếu, UBND quận, huyện, thị xã chỉ đạo UBND xã, phường, thị trấn có cơ chế, phương án sẵn sàng huy động, trưng tập thêm các nhân sự phù hợp, có kinh nghiệm, hiểu biết pháp luật về bầu cử tham gia giúp việc, hỗ trợ cho hoạt động của các tổ chức phụ trách bầu cử, đồng thời tổ chức tập huấn nghiệp vụ bầu cử cho các thành viên mới được bổ sung theo đúng quy định.

Có phương án để sẵn sàng thay thế thành viên của các tổ chức phụ trách bầu cử ở các cấp, trong trường hợp các thành viên là người tiếp xúc gần với trường hợp xác định mắc COVID-19 (F1, F2) dẫn đến phải cách ly tập trung, cách ly tại nhà hoặc do yêu cầu nhiệm vụ.

Đối với những nơi không thể chuyển ngay hòm phiếu phụ về phòng bỏ phiếu do yêu cầu của công tác phòng, chống dịch bệnh thì sau khi hết giờ bỏ phiếu, thành viên Tổ bầu cử tại cơ sở cách ly tập trung được phép thực hiện việc kiểm phiếu theo quy định tại Điều 73 của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân (bao gồm cả việc thống kê, lập biên bản, niêm phong phiếu bầu chưa sử dụng, kiểm phiếu bầu có trong hòm phiếu phụ…) và báo cáo kết quả kiểm phiếu cho Tổ trưởng Tổ bầu cử bằng cách thức phù hợp. Thành viên Tổ bầu cử chịu trách nhiệm về tính chính xác của thông tin về kết quả kiểm phiếu. Sau khi thực hiện đầy đủ các biện pháp khử khuẩn, tiệt trùng, cách ly… cần thiết theo quy định, thành viên Tổ bầu cử chuyển hòm phiếu phụ, phiếu bầu cử đã được niêm phong cùng biên bản kết quả kiểm phiếu bầu cử về Tổ bầu cử.

Đối với những Tổ bầu cử hoặc các xã phải cách ly y tế do yêu cầu của công tác phòng, chống dịch bệnh, sau khi hoàn thành công tác kiểm phiếu, thực hiện việc báo cáo kết quả bầu cử về UBBC các cấp theo quy định bằng cách thức phù hợp.

Sau khi thực hiện các biện pháp khử khuẩn, tuyệt trùng, cách ly phòng dịch theo quy định thì bàn giao phiếu bầu và kết quả kiểm phiếu về UBND và UBBC các cấp theo quy định.

ĐẢM BẢO CƠ CẤU, THÀNH PHẦN, CÔNG BẰNG TRONG VẬN ĐỘNG BẦU CỬ

Tại cuộc phỏng vấn, các khách mời đã chia sẻ về việc tiếp xúc cử tri, vận động bầu cử; đây được coi là một cuộc “sát hạch” để cử tri đánh giá các ứng cử viên.

Theo đồng chí Bùi Văn Cường, hoạt động tiếp xúc cử tri để vận động bầu cử có ý nghĩa rất quan trọng, quyết định thành công đối với các ứng cử viên tham gia bầu cử đại biểu dân cử. Là một công đoạn không thể thiếu được của quá trình bầu cử, tiếp xúc cử tri, vận động bầu cử làm cho bầu cử trở nên dân chủ, khách quan, công bằng hơn và là một trong những điểm đặc trưng trong đời sống chính trị hiện đại, chứng tỏ trình độ văn minh của một xã hội, sự dân chủ thực sự của xã hội đó. Đây là cuộc “sát hạch” quan trọng, có ý nghĩa to lớn so với các cuộc sát hạch khác vì đối tượng là các ứng cử viên tham gia cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 – 2026. Do đó, đây là dịp để cử tri hiểu rõ hơn về ứng cử viên, xem xét năng lực trình độ của mỗi ứng cử viên để quyết định lựa chọn những ứng cử viên có đủ tiêu chuẩn, có khả năng thay mặt, đại diện cho mình tham gia cơ quan quyền lực nhà nước ở Trung ương và địa phương. Đây còn là cơ hội duy nhất để ứng cử viên thể hiện mình, vận động cử tri bỏ phiếu cho mình nên mỗi ứng cử viên đều phải cố gắng thể hiện bản thân, năng lực của mình ở mức cao nhất.

Việc tổ chức vận động bầu cử phải bảo đảm 3 nguyên tắc cơ bản đã được quy định tại Điều 63 của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND. Thứ nhất, việc vận động bầu cử được tiến hành dân chủ công khai, bình đẳng đúng pháp luật, bảo đảm trật tự và an toàn xã hội. Thứ hai, người ứng cử đại biểu Quốc hội, ứng cử đại biểu HĐND ở đơn vị bầu cử nào thì thực hiện vận động bầu cử tại đơn vị đó. Thứ ba, các tổ chức phụ trách bầu cử và thành viên của các tổ chức này không được vận động cho người ứng cử.

Việc vận động bầu cử của người ứng cử được tiến hành bằng hai hình thức. Thứ nhất, gặp gỡ, tiếp xúc với cử tri tại hội nghị tiếp xúc cử tri ở địa phương nơi mình ứng cử theo quy định tại Điều 66 của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND. Thứ hai, thông qua phương tiện thông tin đại chúng theo quy định tại Điều 67 của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND.

Tuy nhiên, trên thực tế, với việc phát triển mạnh mẽ và tác động rất lớn của mạng xã hội hiện nay, ngoài hai kênh chính thống đã nêu trên, người ứng cử có thể sử dụng mạng xã hội để tương tác với cử tri và vận động bầu cử cho mình, nhưng phải tuân thủ đúng các quy định của pháp luật về sử dụng mạng xã hội và về vận động bầu cử, không được thực hiện các hành vi bị pháp luật cấm.

Hội nghị tiếp xúc cử tri  quận Hoàn Kiếm (TP Hà Nội) với người ứng cử ĐBQH khóa XV và đại biểu HĐND TP Hà Nội khóa XVI, nhiệm kỳ 2021 - 2026 được tổ chức kết hợp cả hình thức trực tiếp và trực tuyến.

Hội nghị tiếp xúc cử tri quận Hoàn Kiếm (TP Hà Nội) với người ứng cử ĐBQH khóa XV và đại biểu HĐND TP Hà Nội khóa XVI, nhiệm kỳ 2021 - 2026 được tổ chức kết hợp cả hình thức trực tiếp và trực tuyến.

Theo đồng chí Ngô Sách Thực, trong thời điểm hiện nay đang phòng, chống COVID-19, các ứng cử viên vận động bầu cử trực tuyến, gián tiếp cho phù hợp, hiệu quả; phải sử dụng tổng hợp các biện pháp. Một là, những người ứng cử phải tôn trọng thực hiện việc ứng cử của mình. Tuy nhiên, hiện nay trong hướng dẫn chỉ đạo chung của Hội đồng Bầu cử quốc gia là tạo điều kiện bằng mọi hình thức.

Danh sách trích ngang và tiểu sử tóm tắt của người ứng cử được niêm yết tại khu vực bỏ phiếu gồm cả 4 cấp được quy định 20 ngày trước ngày bầu cử. Tức là tiểu sử tóm tắt và lý lịch trích ngang ở tại khu vực bỏ phiếu hiện nay phải được niêm yết, đây là thông tin để người dân biết nắm được.

Danh sách trích ngang gửi trong hướng dẫn về bầu cử hiện nay được gửi đến từng hộ gia đình, để người dân nắm được thông tin có sự nghiên cứu và lựa chọn chính xác.

Còn việc tóm tắt lý lịch được hướng dẫn đưa vào các trang thông tin điện tử của UBBC, những thông tin này phải được thông báo rộng rãi cho người dân để họ tra cứu, tìm hiểu. Như vậy qua kênh thông tin điện tử người dân sẽ nắm được thông tin về bầu cử.

Song song với đó, phải sử dụng phương tiện thông tin đại chúng trong vận động bầu cử. Tức là trong vận động bầu cử có hướng dẫn rất rõ, cụ thể như đăng công bố về đơn vị bầu cử và danh sách người được giới thiệu vào đơn vị bầu cử trên báo in, báo điện tử, đài phát thanh, đài truyền hình địa phương… Hoặc  danh sách trích ngang của người ứng cử ở đơn vị bầu cử và tóm tắt sơ yếu lý lịch của người ứng cử  được hướng dẫn trong Luật quy định, đăng trên cổng thông tin cuả UBBC, UBND. UBBC cấp tỉnh sẽ chỉ đạo đăng sơ yếu lý lịch lên các phương tiện thông tin đại chúng.

Trong luật và trong hướng dẫn có quy định sử dựng phương tiện thông tin đại chúng để cử tri ở đơn vị bỏ phiếu biết được về người ứng cử. Hình thức này rất quan trọng, nhằm phát huy các kênh thông tin đại chúng.

Đối với hình thức vận động bầu cử qua hội nghị trực tiếp với cử tri. Hiện nay, đối với những địa phương ở trạng thái bình thường hoặc thực hiện giãn cách xã hội thì có thể tổ chức hội nghị trực tiếp hoặc trực tuyến. Trước khi tổ chức hội nghị, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp cần liên hệ, xác định rõ số lượng và thành phần đại biểu tham dự hội nghị theo đúng quy định tại Điều 66 Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND. Việc mời và xác định số lượng, thành phần đại biểu tham dự có thể thực hiện qua hình thức điện thoại, email, tin nhắn hoặc sử dụng các ứng dụng như Zalo, Viber. Phải bảo đảm thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID - 19 theo đúng các chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, hướng dẫn của Bộ Y tế và quy định của địa phương. Lưu ý việc sắp xếp các chỗ ngồi giữ khoảng cách an toàn theo hướng dẫn.

Đối với những nơi đang áp dụng các biện pháp cách ly xã hội hoặc áp dụng biện pháp phong tỏa không thể tổ chức hội nghị theo hình thức tập trung thì Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam (cấp tổ chức hội nghị tiếp xúc cử tri để vận động bầu cử) báo cáo cấp ủy, các tổ chức phụ trách bầu cử cùng cấp lựa chọn hình thức phù hợp, khuyến khích các hình thức vận động bầu cử thông qua hình thức các phương tiện thông tin đại chúng như: phát thanh, truyền hình, báo in, báo điện tử, trang thông tin điện tử của các tổ chức phụ trách bầu cử, niêm yết, in gửi, đăng tải về chương trình hành động và tiểu sử tóm tắt của người ứng cử đại biểu Quốc hội Khóa XV, đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026 đến địa bàn khu dân cư, hộ gia đình và cử tri.

Trường hợp người ứng cử bị mắc COVID-19 đang điều trị tại cơ sở y tế hoặc đang được cách ly thì Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam (cấp tổ chức hội nghị tiếp xúc cử tri để vận động bầu cử) thống nhất với Ủy ban bầu cử cùng cấp về cách thức tổ chức vận động bầu cử, khuyến khích các hình thức vận động bầu cử thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như: phát thanh, truyền hình, báo in, báo điện tử, trang thông tin điện tử của các tổ chức phụ trách bầu cử, niêm yết, in gửi, đăng tải chương trình hành động và tiểu sử tóm tắt của người ứng cử đến địa bàn khu dân cư, hộ gia đình và cử tri.

NHẬN DIỆN CÁC HÀNH VI VI PHẠM PHÁP LUẬT, THỦ ĐOẠN CHỐNG PHÁ BẦU CỬ

Trung tướng Tô Ân Xô chia sẻ tại cuộc phỏng vấn, qua công tác bảo đảm an ninh, trật tự cuộc bầu cử thấy rằng, các thế lực thù địch, phản động, phần tử xấu triệt để lợi dụng cuộc bầu cử để chống phá Đảng, Nhà nước. Vì vậy, Trung tướng đề nghị người dân hết sức cảnh giác với những âm mưu, phương thức, thủ đoạn chống phá cuộc bầu cử, lợi dụng cuộc bầu cử để chống phá Đảng, Nhà nước của các hệ loại đối tượng, tích cực đi bầu cử, thực hiện đầy đủ quyền làm chủ của mình, tham gia xây dựng Nhà nước nói chung và cơ quan đại diện - cơ quan quyền lực nhà nước từ Trung ương đến địa phương nói riêng; hỗ trợ, giúp đỡ lực lượng Công an phát hiện, ngăn chặn kịp thời mọi hành vi vi phạm pháp luật, chống phá cuộc bầu cử, xâm phạm an ninh, trật tự.

Các hình thức, thủ đoạn lợi dụng cuộc bầu cử để chống phá Đảng, Nhà nước là:

(1) Triệt để lợi dụng không gian mạng để đưa thông tin xấu, độc, tin giả tuyên truyền, xuyên tạc về cuộc bầu cử, bôi nhọ, hạ uy tín nhân sự ứng cử, bầu cử; móc nối, lôi kéo, đào tạo, hướng dẫn, huấn luyện phương thức chống phá bầu cử cho các đối tượng phản động, phần tử xấu trong nước.

(2) Một số đối tượng phản động lưu vong, phản động và phần tử xấu trong nước lợi dụng sự thiếu thông tin của một số người dân, nhất là những người có quyền lợi liên quan một số vụ tranh chấp, khiếu kiện, mâu thuẫn, bức xúc để kích động không đi bầu cử, thậm chí tụ tập gây mất an ninh, trật tự ở khu vực bỏ phiếu.

(3) Một số đối tượng phản động, phần tử xấu, không bảo đảm tiêu chuẩn theo quy định tìm cách che dấu lý lịch, đánh bóng tên tuổi, lợi dụng quyền ứng cử, tự ứng cử của công dân tìm cách xâm nhập bộ máy chính quyền hòng chống phá từ bên trong; khi bị phát hiện, đấu tranh ngăn chặn thì tìm cách vu cáo, xuyên tạc các cơ quan chức năng vi phạm dân chủ, nhân quyền, kêu gọi tẩy chay bầu cử.

(4) Xuất hiện hiện tượng một số đối tượng chống đối lợi dụng thần quyền, giáo lý để khống chế, gây sức ép một bộ phận quần chúng không tham gia bầu cử, không thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình thông qua lá phiếu bầu.

Trước âm mưu, phương thức, thủ đoạn chống phá nguy hiểm của các thế lực thù địch, phản động, phần tử xấu, lãnh đạo Bộ Công an đã chỉ đạo Công an các đơn vị, địa phương tập trung nắm chắc tình hình, triển khai đồng bộ lực lượng, phương tiện, biện pháp công tác phát hiện, ngăn chặn, vô hiệu hóa kịp thời từ xa, từ sớm, từ cơ sở, ngay khi mới manh nha mọi âm mưu, hoạt động chống phá, tuyệt đối không lơ là, chủ quan, mất cảnh giác, kể cả khi an ninh được giữ vững, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm, quá trình bảo đảm an ninh, trật tự công tác chuẩn bị cuộc bầu cử đã chủ động đẩy lùi các nguy cơ, điều kiện, các yếu tố tiềm ẩn phát sinh vấn đề phức tạp về an ninh, trật tự.

Bên cạnh đó, nhận thức sâu sắc vai trò của công tác bảo vệ an ninh chính trị nội bộ liên quan cuộc bầu cử, lãnh đạo Bộ Công an đã chỉ đạo Công an các đơn vị, địa phương làm tốt công tác nắm tình hình, phối hợp với các bộ, ban, ngành, Ủy ban bầu cử các cấp rà soát, thẩm định tiêu chuẩn chính trị hàng trăm nghìn nhân sự tham gia ứng cử, tự ứng cử đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp, kịp thời phát hiên, kiến nghị đối với những trường hợp vi phạm tiêu chuẩn chính trị, vi phạm pháp luật. Đồng thời chủ động phối hợp, tham mưu giải quyết các khiếu nại, tố cáo liên quan đến người ứng cử, bảo đảm đúng quy định của pháp luật, góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.

Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc quán triệt, giao nhiệm vụ và phát lệnh ra quân bảo đảm an ninh, trật tự Ngày bầu cử.

Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc quán triệt, giao nhiệm vụ và phát lệnh ra quân bảo đảm an ninh, trật tự Ngày bầu cử.

TẬP TRUNG ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN, GIÁM SÁT

Ủy ban Thường trực Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam đã ban hành Hướng dẫn số 35/HD-MTTW-BTT về công tác giám sát bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XIV và bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016-2021. Theo đồng chí Ngô Sách Thực, trong kỳ bầu cử này, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã tổ chức được 2 đợt giám sát. Để tránh trùng lặp nội dung giám sát với Hội đồng Bầu cử quốc gia, đợt 1 đi giám sát được 11 tỉnh, đợt 2 được 15 tỉnh. Đối với một số tỉnh, giám sát bằng văn bản nhưng cũng yêu cầu Mặt trận Tổ Quốc các cấp phải thực hiện tốt chức năng giám sát của mình. Mục đích giám sát chỉ nhằm giúp hội đồng các cấp bầu cử thực hiện đúng quy trình, quy định, tránh để xảy ra sai sót vì công việc rất nhiều, làm sao phát hiện những việc để kịp thời khắc phục ngay. Đồng thời chia sẻ những khó khăn, vướng mắc với địa phương.

Ngoài ra, trong khi giám sát bầu cử, những kiến nghị của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Hội đồng bầu cử các cấp đều được ghi nhận, chẳng hạn tình hình dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp thì phải có điều chỉnh, bổ sung công tác phòng chống dịch trong các khâu liên quan đến bầu cử như hình thức vận động bầu cử; các cuộc tiếp xúc ứng cử viên với cử tri, lập danh sách, khu vực cách ly, khu bỏ phiếu… Những kiến nghị này đã được Hội đồng bầu cử các cấp tiếp thu ngay và ra văn bản hướng dẫn kịp thời, như văn bản hướng dẫn cách thức bầu cử trong tình hình dịch COVID-19.

Từ nay đến ngày bầu cử MTTQ Việt Nam tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ về bầu cử được pháp luật quy định. Trong đó, tiếp tục tập trung giám sát việc niêm yết danh sách cử tri để thực hiện tất cả quyền của công dân được đi bầu cử.

Do đó, hiện nay MTTQ rất quan tâm đến danh sách cử tri đi làm xa; số cử tri trong khu vực cách ly; số cử tri tạm giam tạm giữ; số cử tri thuộc đối tượng bảo trợ xã hội hay cử tri trong các khu công nghiệp, những người không trực tiếp đến nơi bầu cử được. Tất cả những đối tượng này đều có hướng dẫn cụ thể để tất cả công dân đều có quyền bỏ phiếu. Trách nhiệm ở đây thuộc về cấp xã là nhiều.

Thứ hai, giám sát danh sách đề cử. Theo quy định về vận động bầu cử thực hiện trước 24h ngày bỏ phiếu (tức trước 7h ngày 22/5), vì vậy cần giám sát để cuộc vận động bầu cử phải đảm bảo đúng luật và công bằng.

Các cấp MTTQ đều phải tham gia giám sát, vừa tổ chức hội nghị cử tri cho người ứng cử thực hiện vận động bầu cử theo điều kiện chống dịch; đồng thời giám sát các cấp thực hiện như thế nào; kể cả việc vận động thông tin qua các phương tiện thông tin đại chúng.

Thứ ba, giám sát địa điểm bỏ phiếu để cử tri bỏ phiếu an toàn, yên tâm.

Còn một nội dung rất cần quan tâm, đó là cử tri còn vướng mắc gì thì cần tiếp thu ý kiến đó, để thông tin, giải đáp đến với người dân đầy đủ, để các cấp chuẩn bị một cách tốt nhất cho cuộc bầu cử ngày 23/5.

Theo các vị khách mời, để đảm bảo cuộc bầu cử ĐBQH khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 diễn ra thành công và không để xảy ra vi phạm, tránh phải tổ chức bầu cử lại, các địa phương cần đẩy mạnh công tác thông tin, tăng cường các hình thức tuyên truyền trực quan sinh động, băng rôn, áp phích, khẩu hiệu, hệ thống loa phát thanh, nhất là tại khu vực nông thôn, vùng sâu vùng xa; chú trọng tuyên truyền đến từng gia đình, động viên cử tri nghiên cứu kỹ danh sách người ứng cử, chủ động tham gia bầu cử, tránh bầu hộ, bầu thay. Tổ chức tập huấn kỹ càng cho lực lượng làm công tác bầu cử, chuẩn bị thật tốt về cơ sở vật chất và các điều kiện đảm bảo, công tác an ninh an toàn cho cuộc bầu cử.

Ngoài ra, các địa phương cần chú trọng triển khai nhiều phương án khi dịch bệnh bùng phát đúng dịp bầu cử. Cần quán triệt sâu sắc tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, không được lơ là, chủ quan mất cảnh giác, thiếu trách nhiệm nhưng cũng không hoang mang, cần bình tĩnh tự tin ứng phó với từng tình huống khi dịch xảy ra trên địa bàn; chủ động đưa ra nhiều phương án ứng phó với diễn biến của tình hình dịch bệnh, an ninh trật tự, thời tiết trước và trong lúc cuộc bầu cử diễn ra. Đồng thời, các địa phương cần bám sát, nắm chắc tình hình ở cơ sở, nhất là dư luận trong nhân dân, từ đó vận động, tuyên truyền và xây dựng kịch bản ứng phó kịp thời nhằm đảm bảo cuộc bầu cử diễn ra an toàn, tiết kiệm và đúng luật.

Từ nay đến Ngày bầu cử thời gian cũng không còn nhiều, nên các cơ quan, đơn vị chức năng, nhất là các cơ quan báo chí cần bám sát Hướng dẫn số 169-HD/BTGTW ngày 22/01/2021 của Ban Tuyên giáo Trung ương tuyên truyền cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 – 2026; các văn bản của Bộ Thông tin và Truyền thông, của Hội đồng bầu cử Quốc gia bảo đảm tuyên truyền hiệu quả về cuộc bầu cử. Công tác thông tin, tuyên truyền cần phong phú, đa dạng, có chiều sâu để Ngày bầu cử thật sự là ngày hội của toàn dân, phát huy được ý thức về quyền, trách nhiệm của mỗi cử tri, phấn đấu đạt tỷ lệ cử tri đi bầu cử cao nhất.

Bên cạnh việc tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng của cuộc bầu cử; các văn bản hướng dẫn về cuộc bầu cử của Đảng, Nhà nước; tuyên truyền đối ngoại về bầu cử, không khí dân chủ, minh bạch, đúng pháp luật trong quá trình bầu cử; tuyên truyền đấu tranh, phản bác thông tin, quan điểm sai trái, xuyên tạc, phá hoại bầu cử, lợi dụng bầu cử để kích động, gây rối, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc, chống phá Đảng và Nhà nước, trong thời gian tới, cần tập trung tuyên truyền về công tác giám sát, kiểm tra bầu cử tại các tỉnh, thành phố trong cả nước; về danh sách những người ứng cử; chương trình hành động của các ứng cử viên để cử tri và Nhân dân cả nước phát huy quyền giám sát, lựa chọn được những đại biểu ưu tú, xứng đáng tham gia hoạt động của Quốc hội, Hội đồng Nhân dân các cấp.

Ngoài ra, các cơ quan thông tấn báo chí cần đưa tin về không khí phấn khởi của các tầng lớp nhân dân thi đua lập thành tích chào mừng cuộc bầu cử, giảm tỉ lệ các thông tin tiêu cực trên các báo, mạng xã hội; thực hiện việc thông tin trực tiếp đến người dân qua mạng xã hội, qua mạng viễn thông (dưới hình thức tin nhắn SMS) để động viên, khuyến khích người dân tích cực tham gia bầu cử.

Thu Hằng

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất