Chủ Nhật, 24/11/2024
Giáo dục
Thứ Hai, 17/12/2012 15:13'(GMT+7)

"Siết” qui định mở ngành đào tạo từ cao đẳng đến tiến sĩ

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Hai tiêu chí cơ bản cho việc mở ngành theo quy định của Bộ là tỷ lệ giảng viên cơ hữu trên sinh viên và điều kiện về cơ sở vật chất.

Cụ thể, Bộ quy định việc xác nhận đội ngũ giảng viên cơ hữu phải đối chiếu danh sách đã khai trong hồ sơ của cơ sở giáo dục đại học với hợp đồng tuyển dụng (bản gốc), bảng lương trong 6 tháng liên tục (tính đến thời điểm xem xét hồ sơ) của cơ sở giáo dục đại học, danh sách đóng bảo hiểm xã hội (có xác nhận của cơ quan bảo hiểm xã hội địa phương), văn bằng chứng chỉ của giảng viên (có chứng thực của cơ quan có thẩm quyền).

Đối với những trường hợp mới tuyển dụng phải có hợp đồng lao động dài hạn và sổ bảo hiểm xã hội do cơ sở giáo dục đại học đóng.

Đối với những trường hợp đã hết tuổi lao động thì hợp đồng lao động phải ghi rõ làm việc toàn thời gian cho một cơ sở giáo dục đại học duy nhất.

Về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ đào tạo (gồm phòng học, phòng thí nghiệm, xưởng thực hành, cơ sở sản xuất thử nghiệm, thư viện...) phải đối chiếu với giấy tờ xây dựng, các chứng từ gốc và kiểm tra thực tế.

Quy định về điều kiện mở ngành được Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành từ cuối năm 2011. Theo đó, các yêu cầu về đội ngũ giảng viên và cơ sở vật chất đều tăng lên so với trước, như việc tỷ lệ sinh viên trên giảng viên không tính đội ngũ giảng viên thỉnh giảng mà chỉ tính giảng viên cơ hữu... Điều này khiến nhiều trường đại học, cao đẳng phải “đổ xô” đi tuyển giảng viên và thuê thêm trụ sở nhưng vẫn không đủ chỉ tiêu.

Việc ban hành hướng dẫn xác nhận cụ thể này sẽ giúp cho quy định mở ngành được thực hiện nghiêm túc hơn./.

Phạm Mai/Vietnam+
Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất