Thứ Hai, 14/10/2024
Thế giới
Thứ Ba, 7/6/2011 10:47'(GMT+7)

SIPRI: Đe dọa vũ khí hạt nhân không hề giảm

Tên lửa hạt nhân Agni III của Ấn Độ

Tên lửa hạt nhân Agni III của Ấn Độ

“Trên 5.000 vũ khí hạt nhân hiện đã được triển khai và sẵn sàng sử dụng, trong đó gần 2.000 vũ khí được duy trì ở mức báo động cao”, báo cáo của SIPRI có đoạn viết.

Báo cáo của SIPRI cho hay, 8 cường quốc hạt nhân trên thế giới – gồm Anh, Trung Quốc, Pháp, Ấn Độ, Israel, Pakistan, Nga và Mỹ - sở hữu trên 20.500 đầu đạn.

Vào tháng 1/2011, Nga có 11.000 đầu đạn hạt nhân, trong đó 2.427 đầu đạn đã được triển khai. Trong khi đó, Mỹ có 8.500 đầu đạn hạt nhân, và 2.150 đầu đạn đã được triển khai.

Mỹ và Nga đã ký kết Hiệp ước Cắt giảm Vũ khí Chiến lược (START), theo đó mỗi nước chỉ triển khai tối đa 1.550 đầu đạn.

Tuy nhiên, SIPRI khẳng định rằng triển vọng về giải trừ vũ khí hạt nhân trong ngắn hạn rất mong manh vì tất cả 8 cường quốc hạt nhân dường như đều cam kết cải thiện hoặc duy trì các chương trình hạt nhân của họ.

“5 cường quốc hạt nhân được công nhận về pháp lý theo Hiệp ước Không phổ biến vũ khí hạt nhân 1968 đều triển khai các hệ thống vũ khí hạt nhân mới hoặc đã thông báo ý định thực hiện điều này”, báo cáo cho hay, ám chỉ tới Anh, Trung Quốc, Pháp, Nga và Mỹ.

Cũng theo SIPRI, Ấn Độ và Pakistan “đang tăng cường khả năng sản xuất nhiên liệu phân tách phục vụ cho mục đích quân sự”.

Giám đốc SIPRI khẳng định, khu vực Nam Á, nơi mối quan hệ giữa Ấn Độ và Pakistan thường xuyên căng thẳng”, là “nơi duy nhất trên thế giới chúng ta chứng kiến một cuộc chạy đua vũ khí hạt nhân”.

Theo Giám đốc Daniel Nord, bởi vì “các quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân đang hiện đại hóa và đầu tư vào việc chế tạo vũ khí hạt nhân, vì thế khó có thể có bất cứ hoạt động giải trừ vũ khí hạt nhân thực sự nào trong tương lai gần”.

Triều Tiên “được cho là đã sản xuất đủ lượng plutonium để chế tạo số lượng nhỏ đầu đạn hạt nhân, nhưng hiện chưa có thông tin công khai nào để thẩm định rằng vũ khí hạt nhân của họ đã sẵn sàng hoạt động”.

Ông Nord bày tỏ lo ngại khi Pakistan “mất quyền kiểm soát một phần kho vũ khí hạt nhân của họ” trước một nhóm khủng bố.

Ông cũng bày tỏ quan ngại về những hậu quả tiềm tàng nếu “Israel hoặc Mỹ quyết can thiệp và thực hiện điều gì đó về chương trình vũ khí hạt nhân tại Iran”.

Iran nhiều lần khẳng định rằng chương trình hạt nhân của họ không nhằm mục đích quân sự, nhưng một số cường quốc yêu cầu quốc tế thanh sát chặt chẽ hơn các địa điểm hạt nhân của Iran để thẩm định khẳng định này.

SIPRI là một viện nghiên cứu độc lập, với 50% tiền tài trợ từ quốc gia Thụy Điển./.

Theo vitinfo

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất