Thứ Hai, 14/10/2024
Thế giới
Thứ Sáu, 3/6/2011 20:27'(GMT+7)

Hội nghị G20: Đừng đùa giỡn với lương thực của chúng ta!

Hiện nay trên thế giới có khoảng 967 triệu người đang bị thiếu ăn do giá cả lương thực tăng vọt

Hiện nay trên thế giới có khoảng 967 triệu người đang bị thiếu ăn do giá cả lương thực tăng vọt

Ngành nông nghiệp vừa và nhỏ vẫn sản xuất ra hơn một nửa lượng lương thực, song dần trở nên biến mất tại Pháp, châu Âu và các nước phương Nam.

Tình hình trên là kết quả trực tiếp từ các chính sách được các cường quốc kinh tế chính trên thế giới thực thi trong 30 năm qua. Họ đã phá bỏ các chính sách nông nghiệp quốc gia và khu vực để thay vào đó là giáo lý ‘‘mậu dịch tự do’’. Các giải pháp sai lầm của các nước G20 không giúp ngăn chặn được nạn đầu cơ, số lượng người nông dân vẫn giảm dần, các nguồn tài nguyên thiên nhiên và đất canh tác bị cướp đoạt, rồi khủng hoảng lương thực.

Một hội nghị G20, dự kiến diễn ra vào cuối tháng 6 này, dự kiến sẽ giải quyết vấn đề giá nguyên liệu. Đây là dịp để chúng ta yêu cầu G20 cần có những đề xuất khác làm thay đổi cấp tiến các chính sách nông nghiệp, mậu dịch thế giới và các thể chế quốc tế…

Giảm tỷ lệ đói nghèo trên thế giới và củng cố ngành nông nghiệp truyền thống đòi hỏi phải có các cuộc cải cách sâu rộng về nông nghiệp, lên án các chính sách tự do hóa thị trường (như chính sách nông nghiệp chung-PAC của EU). Các chính sách này đã gây ra nạn đầu cơ, bán phá giá, môi trường suy thoái và các điều kiện sống của người dân tại phương Bắc và phương Nam xuống cấp.

Vào lúc Pháp đảm nhận cương vị Chủ tịch G20, nước này cần ưu tiên các chính sách và hình thức sản xuất, tiêu dùng bền vững, công bằng để cho phép các Nhà nước đảm bảo tự chủ an ninh lương thực và quyền nuôi sống người dân. Các chính sách này cần:

- Hỗ trợ và bảo vệ ngành nông nghiệp truyền thống và bảo vệ môi trường tại châu Âu cũng như tại các nước phương Nam.

- Quan tâm đến những nhu cầu thiết yếu của nông dân, chiếm đa số tại các nước phương Nam.

- Xây dựng các cơ chế của nhà nước về dự trữ, bình ổn giá và đảm bảo nguồn cung ở cấp độ quốc gia và khu vực; tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp nhỏ của người dân và bảo đảm thu nhập ổn định cho công nhân nông nghiệp; duy trì mức giá hàng hóa hợp lý cho người tiêu dùng.

- Chống đầu cơ nông sản.

- Cấm mua bán đất nông nghiệp và sử dụng nông sản để sản xuất nhiêu liệu sinh học.

- Cải tổ, tăng cường dân chủ hóa Liên hợp quốc nhằm trở thành cơ quan chính có quyền quyết định điều tiết thế giới dựa trên sự hợp tác và đoàn kết./.

  • Thái Hà Theo báo Agoravox.fr (Bài dịch)


Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất