Thứ Sáu, 4/10/2024
Tuyên giáo các cấp
Thứ Hai, 4/10/2010 21:42'(GMT+7)

Sớm đưa Kon Tum thoát khỏi tỉnh nghèo

Ông Trương Tấn Sang chụp ảnh lưu niệm với cán bộ tỉnh Kon Tum

Ông Trương Tấn Sang chụp ảnh lưu niệm với cán bộ tỉnh Kon Tum

 

Sáng 4/10, Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Kon Tum lần thứ 14 (nhiệm kỳ 2010-2015) chính thức khai mạc. 323 đại biểu, đại diện cho hơn 17.000 đảng viên trong toàn Đảng bộ tham dự. Đây là Đảng bộ duy nhất ở khu vực Tây Nguyên được Bộ Chính trị cho phép thực hiện thí điểm Đại hội bầu trực tiếp Bí thư cấp ủy.

Ông Trương Tấn Sang, Ủy viên Bộ Chính Trị, Thường trực Ban Bí Thư Trung ương Đảng về dự và chỉ đạo Đại hội.

Phát biểu chỉ đạo Đại hội, thay mặt Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng, ông Trương Tấn Sang đánh giá cao những thành tựu mà Đảng bộ và nhân dân tỉnh Kon Tum đạt được trong nhiệm kỳ qua.Đồng thời chỉ ra những hạn chế mà địa phương cần khác phục trong thời gian tới. Đó là tỉnh Kon Tum vẫn là một tỉnh nghèo nhất khu vực Tây Nguyên, thu hút đầu tư còn gặp nhiều khó khăn, nên việc khai thác tiềm năng, thế mạnh của tỉnh còn bị động lúng túng.

Ông Trương Tấn Sang đã nêu lên 4 vấn đề trọng tâm mà Đảng bộ Kon Tum cần tập trung giải quyết trong nhiệm kỳ tới. Đó là cần quán triệt sâu sắc chủ trương đường lối của Trung ương, cơ chế chính sách của Nhà nước để vận dụng sáng tạo vào điều kiện cụ thể của địa phương, nhất là những chủ trương, chính sách liên quan đến phát triển kinh tế - xã hội đảm bảo quốc phòng – an ninh vùng Tây Nguyên. Thực hiện đồng bộ và có hiệu quả hơn nữa các chương trình, dự án lớn của Trung ương đầu tư trên địa bàn. Phát triển toàn diện nông – lâm – thủy sản theo hướng sản xuất hàng hóa, gắn với đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. Tập trung cải cách hành chính mạnh mẽ và triệt để, tạo môi trường thông thoáng hơn nữa để thu hút vốn đầu tư, huy động tối đa mọi nguồn lực để đầu tư cho phát triển. Tỉnh cần xem đây là khâu đột phá để tỉnh Kon Tum đẩy mạnh phát triển kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân và xây dựng nông thôn mới.      

Thứ hai là chú trọng phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tạo nền tảng cho sự phát triển bền vững. Cụ thể là tăng cường đầu tư cho các thiết chế văn hóa, tổ chức các hoạt động văn hóa phong phú, sinh động ở cơ sở; khôi phục, giữ gìn và phát huy có hiệu quả bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số, đặc biệt là văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên. Nâng cao giáo dục toàn diện, triển khai có hiệu quả đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, gắn với đẩy mạnh xuất khẩu lao động, giải quyết việc làm và giảm nghèo bền vững.        

Thứ ba là thường xuyên giáo dục, nâng cao ý thức cách mạng cho các tầng lớp nhân dân, xây dựng vững chắc thế trận quốc phòng toàn dân - an ninh nhân dân, đảm bảo giữ vững chính trị, quốc phòng – an ninh và trật tự an toàn xã hội. Thực hiện tốt công tác đối ngoại nhân dân, tăng cường mở rộng quan hệ hợp tác truyền thống với các tỉnh của nước bạn  Lào và Campuchia.

Ngoài ra, tỉnh cần tập trung lãnh đạo, chỉ đạo công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị, không ngừng nâng cao năng lực lãnh đạo, bản lĩnh và sức chiến đấu. Tiếp tục đẩy mạnh và nâng cao chất lượng công tác tư tưởng, thực hiện tốt cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gượng đạo đức Hồ Chí Minh”, tạo chuyển biến rõ nét về nhận thức và hành động trong cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân. Tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng, đổi mới phong cách và lề lối làm việc, nhất là trong quan hệ lãnh đạo của cấp ủy Đảng với chính quyền, mặt trận và các đoàn thể./.

Theo VOVNews

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất