Thứ Sáu, 22/11/2024
Văn hóa
Thứ Ba, 27/2/2024 16:23'(GMT+7)

Sông Lô (Vĩnh Phúc): Phát huy vai trò chủ thể, trung tâm là người dân trong xây dựng làng văn hóa kiểu mẫu

Xã Quang Yên, Sông Lô tổ chức Lễ hội Xuống đồng, đón nhận bằng di tích cấp tỉnh Đình Đồng Dong và khánh thành cổng làng văn hóa hóa kiểu mẫu

Xã Quang Yên, Sông Lô tổ chức Lễ hội Xuống đồng, đón nhận bằng di tích cấp tỉnh Đình Đồng Dong và khánh thành cổng làng văn hóa hóa kiểu mẫu

XÁC ĐỊNH NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM, QUAN TRỌNG

Xác định việc triển khai thực hiện xây dựng LVHKM là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, quan trọng trong năm 2023, để lãnh đạo, chỉ đạo và triển khai thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 19-NQ/TU, Ban Thường vụ Huyện ủy Sông Lô giao nhiệm cụ thể cho cấp ủy, chính quyền các cấp, các cơ quan đơn vị căn cứ chức năng, nhiệm vụ xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai, thực hiện gắn với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của ngành, đơn vị, địa phương; đồng thời ban hành nhiều văn bản để lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện xây dựng LVHKM trên địa bàn huyện.

Huyện ủy, Ban chỉ đạo huyện, UBND huyện đã tổ chức các hội nghị quán triệt, triển khai các nghị quyết, văn bản chỉ đạo, hướng dẫn triển khai thực hiện của Tỉnh uỷ, HĐND, UBND, các sở, ngành của tỉnh. Đồng thời, tổ chức các hội nghị để đánh giá kết quả thực hiện, những tồn tại, khó khăn, vướng mắc, gắn trách nhiệm của các phòng, ban, cơ quan, đơn vị có liên quan đối với kết quả, tiến độ thực hiện các tiêu chí, chính sách theo các Nghị quyết của HĐND tỉnh về xây dựng Làng văn hoá kiểu mẫu trên địa bàn huyện, từ đó có sự chỉ đạo, hướng dẫn và tháo gỡ khó khăn và đề ra giải pháp thực hiện trong thời gian tiếp theo cho các ngành, đơn vị cấp huyện và cấp xã, thôn trong triển khai, thực hiện các nhiệm vụ xây dựng LVHKM.

UBND huyện, UBND các xã Quang Yên, Hải Lựu, Đức Bác thường xuyên giao ban hằng tuần hoặc tổ chức các kỳ họp chuyên đề về xây dựng LVHKM để đánh giá kết quả thực hiện và chỉ ra trách nhiệm của các phòng, cơ quan có liên quan đối với kết quả, tiến độ thực hiện các tiêu chí, chính sách về xây dựng LVHKM. Chú trọng tăng cường phối hợp với các Sở, ban, ngành của tỉnh trong việc triển khai thực hiện Nghị quyết của HĐND tỉnh, Kế hoạch của UBND tỉnh về xây dựng LVHKM; chủ động xin ý kiến, hướng dẫn thực hiện của cơ quan ngành dọc cấp trên khi có khó khăn, vướng mắc.

Công tác tuyên truyền xây dựng LVHKM luôn được cấp uỷ Đảng, chính quyền trên địa bàn huyện Sông Lô quan tâm chỉ đạo thực hiện. Hình thức tuyên truyền phong phú, đa dạng, linh hoạt, phù hợp với đặc thù văn hóa, dân cư: Kết hợp tuyên truyền trực quan sinh động (thông qua băng zôn, khẩu hiểu, bảng biểu cổ động; niêm yết công khai các Nghị quyết, tiêu chí, chính sách….) với tuyên truyền rộng trãi qua kênh báo chí; tuyên truyền lưu động; qua truyền miệng, vận động tham gia phong trào; tổ chức hội nghị, hội nghị chuyên đề…

Nhờ làm tốt công tác tuyên truyền, vận động, các hộ dân trên địa bàn thôn Hòa Bình (xã Hải Lựu), thôn Khoái Trung (xã Đức Bác), thôn Đồng Dong (xã Quang Yên) đã tích cực đóng góp bằng đất, bằng tiền, bằng ngày công lao động và các cơ sở vật chất khác; đồng thời chủ động thực hiện những nội dung yêu cầu để phấn đấu đạt được các tiêu chí về LVHKM… Phát huy vai trò chủ thể, trung tâm là người dân, chương trình xây dựng LVHKM của các thôn đã nhận được rất nhiều sự ủng hộ, đóng góp kinh phí, ngày công, vật liệu xây dựng, hiến đất... của nhân dân và con em quê hương của 3 xã Hải Lựu, Quang Yên và Đức Bác.

Lễ hội Xuống đồng ở xã Quang Yên, Sông Lô.

Lễ hội Xuống đồng ở xã Quang Yên, Sông Lô.

Tính đến 20/11/2023 số tiền người dân đóng góp xã hội hóa để xây dựng LVHKM thôn Hòa Bình xã Hải Lựu là 914.000.000đ. Trong quá trình xây dựng Làng, người dân trong thôn đã tích cực đóng góp ngày công để vệ sinh, chỉnh trang đường làng ngõ xóm, mỗi tuần một lần toàn thôn mỗi hộ một người thực hiện tổng vệ sinh đường làng ngõ xóm. Số ngày công người dân thực hiện là 450 ngày công; Tổng diện tích người dân đã hiến đất để xây dựng khu thiết chế văn hóa = 4.480,3m2. Ngoài ra các hộ dân trong thôn hiến được trên 1.000m2 đất để mở rộng đường giao thông trong thôn tuyến chạy qua khu thiết chế văn hóa. Nhân dân trong thôn đã trồng được 30 cây xanh tập trung tại khu thiết chế nhà văn hóa ngoài ra đã chỉnh trang vườn hộ và trồng các loại cây tại hộ gia đình. Đóng góp cơ sở vật chất khác: người dân ủng hộ 40 ghế đá kê tại khuân viên nhà văn hóa. Tính đến 20/11/2023 số quỹ khuyến học được nhân dân đóng góp, được huy động từ nguồn xã hội hóa và mọi nguồn khác số quỹ đã đạt 115.000.000đ.

Thôn Khoái Trung, xã Đức Bác đã huy động người dân trong thôn đã vận động, ủng hộ được số tiền xã hội hóa là 99.550.000 đồng; Hiến tặng hoa, cây cảnh trồng tại khuôn viên nhà văn hóa trị giá 21.000.000 đồng; hiến tặng 3.665m2 đất và trên 500 công lao động trong quá trình thực hiện các tiêu chí xây dựng Làng văn hóa kiểu mẫu; lắp camera an ninh và hệ thống Wifi miễn phí. Quỹ khuyến học thôn Khoái Trung nhận được sự ủng hộ của các doanh nghiệp, các đại biểu dự khánh thành và đóng góp của cán bộ, đảng viên và nhân dân trong xã, thôn đã có 177 triệu đồng.

Tại thôn Đồng Dong, xã Quang Yên, người dân trong thôn đã vận động, ủng hộ tiền mặt và ngày công lao động trị giá 844 triệu đồng; hiến tặng 17.200 m2 đất để xây dựng khu thiết chế và đường giao thông; lắp hệ thống Wifi miễn phí, ủng hộ hơn 300 ngày công lao động trong quá trình thực hiện các tiêu chí xây dựng Làng văn hóa kiểu mẫu. Quỹ khuyến học thôn Đồng Dong nhận được sự ủng hộ của các doanh nghiệp, các đại biểu dự khánh thành và đóng góp của cán bộ, đảng viên và nhân dân trong xã, thôn đã có 118.960 nghìn đồng.

Hội Liên hiệp phụ nữ xã Đức Bác, Sông Lô vận động hội viên trong thực hiện mô hình xây dựng Làng văn hóa kiểu mẫu.

Hội Liên hiệp phụ nữ xã Đức Bác, Sông Lô vận động hội viên trong thực hiện mô hình xây dựng Làng văn hóa kiểu mẫu.

Huyện Sông Lô cũng tổ chức nhiều hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao lồng ghép tuyên truyền về xây dựng nông thôn mới nâng cao và LVHKM, qua đó làm phong phú đời sống văn hoá tinh thần trong nhân dân. Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện phối hợp các địa phương tổ chức 3 chương trình giao lưu Văn nghệ tại 3 thôn xây dựng LVHKM, ra mắt câu lạc bộ văn hóa văn nghệ tại 3 Làng. Các xã đều tổ chức các chương trình thi đấu thể dục thể thao tại các khu thiết chế văn hóa sau khi hoàn thành các hạng mục. Qua đó, đã góp phần lan tỏa phong trào xây dựng nông thôn mới nâng cao, LVHKM đến các tầng lớp nhân dân trong huyện.

THỰC HIỆN THÀNH CÔNG CÁC MỤC TIÊU ĐÃ ĐƯỢC XÁC ĐỊNH

Thực hiện xây dựng LVHKM, về không gian, kiến trúc, cảnh quan của các LVHKM, các khu thiết chế văn hóa - thể thao được xây dựng mới tạo nên một quần thể hài hòa, hữu dụng ở Sông Lô. Trong đó, tôn trọng, hạn chế tối đa san gạt, biến đổi địa hình. Môi trường sống của người dân từng bước được nâng lên. Kết nối cảnh quan tự nhiên đặc trưng với các thiết chế sinh hoạt cộng đồng, các công trình kiến trúc, các địa danh tiêu biểu có giá trị về văn hóa, lịch sử để tạo nên dấu ấn, bản sắc riêng của từng địa phương. Người dân chủ động sử dụng các thiết bị tiết kiệm năng lượng như: bình nước nóng thái dương năng, các bóng đèn led tiết kiệm năng lượng, hệ thống đèn chiếu sáng đường được tự động bật tắt theo khung giờ…

Các khu thiết chế LVHKM đã mang lại diện mạo mới cho quê hương Sông Lô. Người dân phấn khởi vì đã có một không gian mang đậm chất văn hóa, đảm bảo đáp ứng đầy đủ các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao. Các khu thiết chế LVHKM trên địa bàn huyện đều thiết kế với diện tích trên 6.000m2. Trong đó, nhà văn hoá có diện tích 320 m2, khu thể thao được quy hoạch có diện tích trên 1.000m2, khu vườn hoa cây xanh có diện tích trên 600m2. Đối với LVHKM thôn Đồng Dong, xã Quang Yên có thêm 1 sân sinh hoạt cộng đồng, 1 sân khấu ngoài trời, sân đa năng, nhà sinh hoạt động đồng, sân cầu lông, sân bóng chuyền hơi, hồ cảnh quan diện tích 460m2 và bãi đỗ xe.

Ngày 25/12/2023, Huyện ủy Sông Lô tổ chức hội nghị sơ kết 01 năm thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TU ngày 16/3/2023 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về xây dựng Làng văn hóa kiểu mẫu trên địa bàn huyện Sông Lô.

Ngày 25/12/2023, Huyện ủy Sông Lô tổ chức hội nghị sơ kết 01 năm thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TU ngày 16/3/2023 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về xây dựng Làng văn hóa kiểu mẫu trên địa bàn huyện Sông Lô.

Hội trường Nhà văn hoá có 200 ghế ngồi, có sân khấu được trang trí khánh tiết như: phông, rèm, cánh gà, bục tượng Bác, bục nói chuyện đảm bảo cho các nhiệm vụ chính trị, cũng như hội họp của thôn và phục vụ các chương trình văn nghệ, tọa đàm… Hội trường có đủ các trang thiết bị như bàn; ghế; tủ; loa đài, âm ly; ánh sáng; dụng cụ thể thao; điều hòa. Ngoài ra, khu thiết chế còn lắp đặt các dụng cụ thể dục thể thao ngoài trời, có thư viện đọc sách và không gian đọc sách ngoài trời, có 1 sân bóng đá mi ni, 1 sân bóng chuyền. Khu thiết chế văn hoá có đủ các công trình phụ trợ như khu vệ sinh, vườn hoa, khu để xe….

Các xã đã thiết lập và bổ sung các không gian chức năng mới, riêng biệt theo xu thế như: Khu sản xuất, chăn nuôi; khu hỗ trợ sản xuất (kho bãi, khu tiếp nhận, đóng gói, vận chuyển,...); các không gian chức năng đào tạo nghề; không gian nghỉ ngơi, giao tiếp và sinh hoạt cộng đồng văn minh. Đẩy nhanh quá trình hiện đại hoá kết cấu hạ tầng giao thông, cấp nước, thoát nước và xử lý nước thải, quản lý chất thải rắn và nghĩa trang, viễn thông và năng lượng, chuyển đổi số. Tập trung đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, khuyến khích sử dụng các loại vật liệu thân thiện môi trường trong xây dựng.

Cấp uỷ, chính quyền các cấp từ huyện đến cơ sở đã tuyên truyền, vận động nhân dân phát quang đường làng, ngõ xóm, trồng cây xanh, hoa, cây cảnh trong khuôn viên các hộ gia đình; sử dụng các thùng phân loại rác tại hộ gia đình, để rác thải đúng nơi quy định, thu gom và xử lý rác thải để đảm bảo vệ sinh môi trường. Khuyến khích các hộ gia đình sử dụng chế phẩm sinh học để xử lý mùi từ khu vực chuồng trại chăn nuôi. Các di tích được bảo tồn, tu bổ và phát huy như di tích Đình Đồng Dong - nét văn hoá đặc trưng của đồng bào dân tộc Cao Lan, xã Quang Yên đang đề nghị công nhận di tích cấp tỉnh.

Các mô hình phát triển kinh tế phù hợp với điều kiện của địa phương được khuyến khích áp dụng như: sản xuất lúa hữu cơ, chăn nuôi gà hữu cơ, mô hình vườn hộ, trồng cây ăn quả, hoa, cây cảnh, cây dược liệu, cửa hàng tiện lợi; các HTX nuôi ong, làm đá mỹ nghệ, khai thác, phát triển du lịch homestay… được nhân dân đăng ký thực hiện và có sự kết nối với các doanh nghiệp trong bao tiêu sản phẩm.

Các lễ hội truyền thống của huyện được bảo tồn, phát huy như lễ hội Xuống đồng của đồng bào dân tộc Cao Lan, thôn Đồng Dong, xã Quang Yên, lễ hội chọi trâu xã Hải Lựu… Mỗi thôn, làng có từ 2 câu lạc bộ văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao, dân vũ hoạt động thường xuyên tạo nên một phong trào rộng khắp, góp phần nâng cao dân trí và đời sống tinh thần của nhân dân. Cộng đồng làng, xóm đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ nhau cùng phát triển. Đưa nội dung giáo dục đạo đức, lối sống, giáo dục hệ giá trị gia đình trong thời kỳ mới vào hương ước, quy ước của cộng đồng, dòng họ. Rà soát, bổ sung, xây dựng, hoàn thiện các hương ước, quy ước của thôn, làng, khu phố để đảm bảo phù hợp với nội dung của Hiến pháp và Quyết định số 22/2018/QĐ-TTg ngày 08/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng, thực hiện hương ước, quy ước,... phù hợp với đặc thù của từng địa phương.

Ngày 22/12/2023, tại hội trường UBND xã Hải Lựu, Hội Nông dân huyện Sông Lô tổ chức hội nghị tập huấn về công tác bảo vệ môi trường cho cán bộ, hội viên nông dân tại 3 Làng văn hóa kiểu mẫu thôn Hòa Bình xã Hải Lựu, thôn Đồng Dong, xã Quang Yên, thôn Khoái Trung, xã Đức Bác.

Ngày 22/12/2023, tại hội trường UBND xã Hải Lựu, Hội Nông dân huyện Sông Lô tổ chức hội nghị tập huấn về công tác bảo vệ môi trường cho cán bộ, hội viên nông dân tại 3 Làng văn hóa kiểu mẫu thôn Hòa Bình xã Hải Lựu, thôn Đồng Dong, xã Quang Yên, thôn Khoái Trung, xã Đức Bác.

Hệ thống chính trị các thôn ổn định, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo; khối đại đoàn kết toàn dân được củng cố và phát huy; hệ thống chính trị được tăng cường từ xã đến thôn. Nhân dân tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng. Sự quản lý, điều hành của UBND, tích cực tham gia xây dựng chính quyền trong sạch, vững mạnh.

Có thể khẳng định, công tác lãnh đạo, chỉ đạo từ huyện đến cơ sở đảm bảo nghiêm túc, khách quan, kịp thời, thể hiện quyết tâm chính trị của toàn hệ thống từ huyện đến xã, thôn, tổ dân phố. Sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, của các cấp, các ngành, các xã, thị trấn, tạo ra sự đồng thuận, nỗ lực, cố gắng phấn đấu cùng hoàn thành nhiệm vụ. Chính sách hỗ trợ đặc thù đảm bảo đồng bộ, thiết thực, phục vụ nhu cầu chính đáng của nhân dân, được nhân dân nhiệt tình đón nhận, triển khai thực hiện hiệu quả. Nhân dân rất phấn khởi, đồng tình, ủng hộ, cùng chung sức đồng lòng, góp của, góp công trong quá trình xây dựng LVHKM; góp phần đẩy nhanh tiến độ xây dựng khu thiết chế văn hóa thể thao cũng như trong quá trình thực hiện các chính sách đặc thù và hoàn thành các tiêu chí trong Bộ tiêu chí LVHKM.

Thông qua phong trào xây dựng LVHKM và phong trào “Xây dựng Nông thôn mới” đời sống vật chất và tinh thần của người dân trong huyện không ngừng được cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh, số hộ khá và giàu tăng, diện mạo nông thôn đã có sự thay đổi rõ rệt, thu hút sự quan tâm của các cấp, các ngành và sự tham gia hưởng ứng của đông đảo các tầng lớp nhân dân một cách mạnh mẽ, phát huy tinh thần tương thân, tương ái, giúp nhau xóa đói, giảm nghèo, nâng cao ý thức tự quản của cộng đồng, tạo chuyển biến tiến bộ thực hiện nếp sống văn minh, thực hành tiết kiệm trong việc cưới, việc tang, lễ hội; duy trì và phát triển phong trào văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao, bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa địa phương, ngăn chặn đẩy lùi các tệ nạn xã hội và nhiều kết quả thiết thực khác.

Trong quá trình xây dựng LVHKM, chính quyền và Nhân dân các địa phương luôn quan tâm, chú trọng tới công tác bảo vệ môi trường, góp phần hình thành diện mạo những LVHKM khang trang, sạch đẹp, nâng cao chất lượng sống cho nhân dân.

Truyền dạy tiếng Cao Lan cho thế hệ trẻ.

Truyền dạy tiếng Cao Lan cho thế hệ trẻ.

NHỮNG NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM TRONG THỜI GIAN TỚI

Từ những kết quả bước đầu trong xây dựng LVHKM ở Sông Lô, có thể khẳng định, những kết quả nêu trên có được là do công tác lãnh đạo chỉ đạo từ huyện đến cơ sở đảm bảo nghiêm túc, khách quan, kịp thời, thể hiện quyết tâm chính trị của toàn hệ thống từ huyện đến xã, thôn trong toàn huyện. Song song với đó là sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, của các cấp, các ngành, các xã, thị trấn, các làng văn hóa tạo ra sự đồng thuận, nỗ lực, cố gắng phấn đấu cùng hoàn thành nhiệm vụ. Chính sách hỗ trợ đặc thù đảm bảo đồng bộ, thiết thực, phục vụ nhu cầu chính đáng của nhân dân, được nhân dân nhiệt tình đón nhận, triển khai thực hiện hiệu quả.

Bên cạnh đó, công tác tuyên truyền về xây dựng nông thôn mới nâng cao và LVHKM để nhân dân hiểu, phấn khởi, đồng tình, ủng hộ, cùng chung sức đồng lòng, góp của, góp công trong quá trình xây dựng LVHKM; góp phần đẩy nhanh tiến độ xây dựng khu thiết chế văn hóa thể thao cũng như trong quá trình thực hiện các chính sách đặc thù và hoàn thành các tiêu chí trong Bộ tiêu chí LVHKM.

Trong thời gian tới, để nâng cao hiệu quả của LVHKM đối với đời sống người dân, Huyện uỷ, BCĐ huyện Sông Lô tiếp tục đề xuất với Tỉnh uỷ, HĐND tỉnh Vĩnh Phúc tăng mức hỗ trợ kinh phí đầu tư xây dựng hạ tầng kinh tế xã hội cho các LVHKM, sớm lựa chọn các làng văn hoá kiểu mẫu trong năm 2024 để công tác triển khai thực hiện ở cơ sở được kịp thời. Có cơ chế hỗ trợ cho các làng văn hoá kiểu mẫu xây dựng các khu chứa nước hỗ trợ di dời chuồng trại, chăn nuôi như hỗ trợ kinh phí giải phóng mặt bằng khu chăn nuôi tập trung cho các địa phương; hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng chăn nuôi để các hộ có nhu cầu thuê sử dụng. Sớm có văn bản hướng dẫn các địa phương thực hiện các thủ tục đầu tư các công trình thiết chế văn hóa, thể thao và sinh hoạt cộng đồng và các công trình hạ tầng kỹ thuật công cộng của làng văn hoá kiểu mẫu để đảm bảo các điều kiện được phân bổ vốn đầu tư ngay từ đầu năm 2024.

Thu Hằng

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất