Thứ Bảy, 16/11/2024
Thế giới
Thứ Hai, 31/8/2009 16:41'(GMT+7)

Sự thay đổi lịch sử trên chính trường Nhật Bản

Chủ tịch DPJ Yukio Hatoyama tại cuộc họp báo ở Tokyo ngày 31/8. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Chủ tịch DPJ Yukio Hatoyama tại cuộc họp báo ở Tokyo ngày 31/8. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Ngay sau khi biết tin giành chiến thắng chính thức, Chủ tịch DPJ Yukio Hatoyamabày đã bày tỏ sự biết ơn đối với các cử tri vì “đã dũng cảm lựa chọn sự thay đổi” cho nước Nhật.

Ông này nhận xét rằng kết quả cuộc bầu cử phản ánh sự thất vọng lớn đối với đảng cầm quyền. Do đó, tình cảm của cử tri đã trở thành sự trông đợi và DPJ. Đồng thời, ông cũng khẳng định DPJ có kế hoạch sẽ tiến hành thảo luận với đảng việc sẽ thành lập chính quyền liên minh với Đảng Dân chủ Xã hội (SDP) và Đảng Quốc dân Mới (PNP).

Khi đánh giá về kết quả cuộc bầu cử lần này, dư luận cho rằng một phần thắng lợi của DPJ chính là nhờ sự “đóng góp” từ các chính sách sai lầm LDP khiến các cử tri Nhật Bản buộc phải tìm kiếm một sự thay đổi. Tuy nhiên, khi nắm chính quyền liệu DPJ có thể giải quyết được được nỗi lo của các cử tri và thực hiện được các chính sách trong cương lĩnh tranh cử hay không vẫn còn là một vấn đề bỏ ngỏ.

Trước đây, cựu Thủ tướng Koizumi đã đưa ra chính sách mang tính chủ nghĩa nguyên lý thị trường, làm cho sự chênh lệch trong xã hội ngày càng rõ, phá vỡ hệ thống chăm sóc y tế, điều dưỡng và làm các địa phương trở nên chán nản.

Các thủ tướng sau đó là Shinzo Abe, Yasuo Fukuda và Taro Aso đều cải cách nửa chừng các chính sách còn dang dở đó. Thậm chí, đương kim Thủ tướng Aso còn nhiều lần có các hành động và phát ngôn gây bất lợi cho vị thế thủ tướng của ông.

Tận dụng thời cơ LDP mất tín nhiệm, DPJ liên tục đưa ra các chỉ trích nhắm vào chính sách của LDP và đưa với các cử tri, DPJ đã đưa ra các chính sách “hấp dẫn” như chính sách hỗ trợ tài chính như tăng tiền trợ cấp cho trẻ em và miễn thu phí đường cao tốc và các loại thuế xăng dầu, đồng thời đưa ra khẩu hiệu "thay đổi chính quyền” nên đã giành được sự ủng hộ của rất nhiều cử tri.

Tuy tâm lý chung của các cử tri đều thấy không yên tâm về khả năng điều hành đất nước của một đảng còn non trẻ và thiếu kinh nghiệm lãnh đạo như DPJ nhưng đa số họ đều có chung một mong muốn thử thay đổi chính quyền một lần với hi vọng tình hình đất nước sẽ có chuyển biến tốt hơn so với thời LDP cầm quyền.

Vấn đề lớn nhất đối với DPJ khi cầm quyền là lãnh đạo Nhật Bản vực dậy nền kinh tế đang trong cơn suy thoái trầm trọng, giảm tỷ lệ thất nghiệp tăng cao. Đồng thời, DPJ phải xây dựng các chính sách làm giảm khoảng cách giàu nghèo trong xã hội.

Trong các chính sách về đối ngoại và an ninh, Nhật Bản sẽ phải tiếp tục thực hiện các cam kết với cộng đồng quốc tế và phải dựa vào mối quan hệ đồng minh với Mỹ. Tuy nhiên, giới quan sát cho rằng chính quyền mới sẽ gặp nhiều do sự khác biệt giữa DPJ và SDP cung như với PNP về các chính sách đối ngoại và an ninh như việc tiếp tục cho phép Lực lượng Phòng vệ tham gia các sứ mệnh hòa bình của thế giới là khá lớn.

Trong một động thái cùng ngày, phát biểu trong cuộc họp báo trên truyền hình sau khi kết quả chính thức được công bố, đương kim Thủ tướng Aso đã thừa nhận thất bại và truyên bố sẽ từ chức chủ tịch LDP để chịu trách nhiệm cho sự thất bại này. Ông cũng cho biết LDP sẽ phải bắt đầu lại từ thất bại này và sẽ tham gia mọi nỗ lực xây dựng đảng LDP vững mạnh với tư cách đảng viên LDP.

Đồng thời, các quan chức cao cấp của LDP như Tổng Thư ký Hiroyuki Hosoda cũng đã tuyên bố ý định từ chức để chịu trách nhiệm cùng Thủ tướng Aso. Với thất bại lần này, LDP đã đánh mất vị thế của đảng đa số trong Hạ viện, đồng thời đánh mất sự ủng hộ từ trước tới nay của đa số của cử tri và giới doanh nghiệp
LDP từ nay sẽ phải chấp nhận vị thế của một đảng đối lập.

Đây là một thực tế cay đắng vì kể từ năm 1955 cho tới nay, chỉ có một lần trong thời gian ngắn LDP đánh mất chính quyền vào tay đảng khác. Lần này, để sớm khôi phục vị thế, LDP sẽ phải nhanh chóng tổ chức cuộc họp nhằm bầu ra vị trí chủ tịch đảng mới thay thế ông Aso, đồng thời thực hiện một cuộc cải cách triệt để hầu hết các mặt như cơ cấu đảng, đưa ra các chính sách có sức thuyết phục thay đổi thể chế bầu cử và khôi phục lòng tin của các cử tri để hướng tới cuộc bầu cử Hạ viện vào mùa hè năm 2010./.

(Theo TTXVN)
Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất