Chủ Nhật, 22/9/2024
Diễn đàn
Thứ Hai, 21/5/2012 14:39'(GMT+7)

Tâm và tầm trong ứng xử, phê bình

(Ảnh minh hoạ).

(Ảnh minh hoạ).

Theo đó, để thực hiện có hiệu quả công tác tự phê bình và phê bình, ngăn chặn và đẩy lùi tình trạng suy thoái tư tưởng chính trị, tha hóa phẩm chất đạo đức, lối sống trong một bộ phận không nhỏ cán bộ đảng viên hiện nay, một trong những nhân tố quan trọng và cần thiết là phải trau dồi khả năng, bản lĩnh ứng xử của cán bộ, đảng viên.

Nói đến văn hóa ứng xử của cán bộ, đảng viên, lâu nay chúng ta thường thiên về giải quyết mối quan hệ hằng ngày giữa người với người, giữa cá nhân với tập thể, hay việc thực hiện theo những chuẩn mực văn hóa khi tiếp xúc, làm việc với nhân dân trong khi thi hành công vụ v.v.. Tuy nhiên, đó chỉ là một mặt của vấn đề. Văn hóa ứng xử của cán bộ, đảng viên còn được thể hiện sâu rộng, toàn diện trong cuộc đấu tranh phê bình và tự phê bình. Người cán bộ có tâm và đủ tầm trong văn hóa ứng xử sẽ có phương pháp, thái độ phê bình phù hợp, không lợi dụng phê bình để gây bè, kéo cánh, hạ bệ đồng chí của mình và cũng không né tránh khuyết điểm, nương nhẹ, bao che, làm cho có, làm đối phó. Họ luôn biết cách phê bình sao cho người được phê bình tiếp thu đầy đủ nhất, tự nguyện nhất, nhận thức rõ đúng - sai. Cái tâm và cái tầm ấy cũng sẽ quyết định đến cách ứng xử của cán bộ đảng viên đối với cái “tôi” trong mỗi người. Ứng xử, đấu tranh phê bình và tự phê bình có tâm, có tầm thì đương nhiên sẽ trung thực, thẳng thắn, khách quan, toàn diện và đúng với mục tiêu: Phê bình để tiến bộ, để làm cho cán bộ, đảng viên và tổ chức Đảng mạnh lên.

Nội hàm của cái tâm ấy, chính là động cơ, mục đích đấu tranh phê bình, tự phê bình. Còn cái tầm được thể hiện sinh động và đầy đủ nhất ở cách thức, phương pháp đấu tranh phê bình: Phê bình cái gì? Phê bình như thế nào?

Theo ý kiến của một số đại biểu, để phê bình và tự phê bình thực sự là vũ khí sắc bén trong xây dựng, chỉnh đốn Đảng, mỗi cán bộ, đảng viên phải tự đặt ra tiêu chí và trau dồi cho mình một nguyên tắc ứng xử chuẩn mực. Ứng xử với đồng chí, đồng đội, ứng xử với chính mình, với phương châm kiên quyết loại bỏ cái xấu, tiếp thu, phát triển cái tốt.

Đấu tranh ngăn ngừa và chống suy thoái chính trị, tha hóa phẩm chất đạo đức, lối sống cũng chính là giải pháp ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng tự suy thoái, tự diễn biến, làm suy yếu Đảng từ bên trong. Bởi vậy, nguyên tắc ứng xử của mỗi cán bộ, đảng viên được hình thành từ chính sự đấu tranh nội tại trong mỗi con người. Đó là cuộc đấu tranh giữa có hay không, nên hay không nên, giữa được và mất, tốt và xấu… Người có tâm và đủ tầm trong ứng xử sẽ biết gạn đục, khơi trong để làm cho bản thân mình tốt lên, hướng đến sự hoàn thiện bản thân theo tiêu chí của con người mới. Mỗi cán bộ, đảng viên mạnh sẽ tạo nên sức mạnh, sức chiến đấu toàn diện cho tổ chức Đảng.

Tư tưởng con người là cái vô hình, nhưng sẽ được nhận biết thông qua lời nói, việc làm, hành vi… Trau dồi cái tâm và tầm trong ứng xử để có cách phê bình, tự phê bình tốt chính là góp phần xây dựng con người, xây dựng tổ chức ngày càng vững mạnh./.

(Phan Tùng Sơn/QĐND)

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất