Thứ Ba, 26/11/2024
Y tế - Dân số
Thứ Tư, 31/8/2016 9:31'(GMT+7)

Tăng cường công tác phòng chống bệnh sốt xuất huyết


Sốt xuất huyết ở trẻ và cách phòng chống

Bệnh sốt xuất huyết thường có 2 nguyên nhân chủ yếu thường gây ra bệnh: 1/ Do siêu vi trùng Dengue gây ra; 2/ Do muỗi vằn hút máu người mắc bệnh mang đến cho người lành. Đây là nguyên nhất phổ biến và dễ tạo thành dịch nhất.

Bệnh xảy ra ở tất cả các nước nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới. Ở Việt Nam, bệnh lưu hành rất phổ biến, ở cả 4 miền Bắc, Trung, Nam và Tây Nguyên, kể cả ở thành thị và vùng nông thôn, bệnh xảy ra quanh năm nhưng thường bùng phát thành dịch lớn vào mùa mưa, nhất là vào các tháng 7, 8, 9, 10.

Đây là bệnh truyền nhiễm cấp tính và có thể xảy ra đối với tất cả mọi người, mọi lứa tuổi, nhưng trẻ em từ 3 đến 10 tuổi là đối tượng dễ mắc bệnh nhất. Bệnh có 1 sô biểu hiện: 1/Triệu chứng sốt xuất huyết đối với trẻ nhỏ: Trẻ thường sốt cao, sốt đột ngột, sốt từ 38 – 39 độ, nhưng thường không đi kèm theo các triệu chứng như ho, sổ mũi. Khi cho trẻ uống thuốc hạ sốt thì chỉ có tác dụng trong vài giờ; 2/ Có dấu hiệu xuất huyết, xuất hiện các chấm đỏ trên mặt, da; 3/Chảy máu cam;  4/Nôn mửa; 5/Đi ngoài ra máu; 6/Có thể đau bụng, đau dữ dội, đau ở vùng dưới sườn bên phải; 7/ Với trẻ lớn hơn thì cũng có dấu hiệu sốt nhưng sốt nhẹ, đau đầu, nhức mắt, đau khớp, nhức mỏi toàn thân và cũng có các dấu hiệu xuất huyết.

Sốt xuất huyết ở trẻ, nếu không phát hiện kịp thời sẽ rất nguy hiểm, khả năng tử vong cao. Nếu các mẹ phát hiện bé có những biểu hiện của sốt xuất huyết, mẹ nên: 1/ Chọn những thức ăn trẻ thích, chia làm nhiều bữa nhỏ và không kiêng khem. Cho trẻ ăn thức ăn lỏng, giàu dinh dưỡng, dễ tiêu hóa như cháo, súp, sữa… ;  2/Cho bé uống thêm nhiều nước, loại nước thích hợp là nước lọc, nước cam, chanh, … và nên cho bé  uống dung dịch oresol, vì ngoài việc bù nước còn bù được một số điện giải bị mất do sốt cao, có thêm một lượng vitamin C đáng kể, giúp thành mạch máu bền vững, giảm bớt tình trạng xuất huyết các nơi trong cơ thể;  3/Theo dõi và cho bé nhập viện kịp thời: khi bé sốt trên 2 ngày mà không tìm được nguyên nhân, nên đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được bác sĩ chẩn đoán và điều trị và có những biện pháp hạ sốt đúng cách.

Ngoài ra, các mẹ nên lưu ý thêm một số điều sau: Không tự ý cho trẻ uống thuốc Aspirine hoặc Ibuprofen (có thể gây chảy máu dạ dày); Không cho bé ăn, uống những thực phẩm có màu đen hoặc đỏ (có thể gây nhầm lầm với tình trạng xuất huyết tiêu hóa ở trẻ).

Phòng ngừa sốt xuất huyết ở trẻ: 1/ Không cho trẻ hoạt động dưới các nơi có môi trường tối tăm, ẩm thấp, ao tù nước đọng; 2/Nên buông màn khi ngủ cả ngày lẫn đêm để tránh muỗi; 3/Dùng 1 số biện pháp diệt muỗi như: sử dụng bình xịt, thắp nhang muỗi, phun thuốc chống muỗi; 4/ Đậy kín các nơi có nước như lu, vại… đây là nơi giúp muỗi có điều kiện sinh sản và phát triển; 5/Phát quang bụi râm; 6/ Vệ sinh nơi ở sạch sẽ, thoáng mát.

Nguy cơ gia tăng và lan rộng dịch sốt xuất huyết

Dịch sốt xuất huyết tại miền Trung và Tây Nguyên vẫn chưa có dấu hiệu dập tắt. Ngày 30/8, đoàn công tác của Bộ Y tế đã có buổi làm việc tại đây về các biện pháp đối phó với nguy cơ gia tăng và lan rộng sốt xuất huyết và cảnh giác với bệnh Zika từ nay đến cuối năm.

Bệnh sốt xuất huyết đang lan rộng ở khu vực miền núi các địa phương miền Trung và Tây Nguyên. Riêng tại Phú Yên từ đầu năm đến nay cả tỉnh đã có hơn 1.700 ca mắc sốt xuất huyết, tăng hơn 570% so với cùng kỳ năm ngoái. Huyện Phú Hòa và Sơn Hòa là 2 điểm nóng về sốt xuất huyết, số ca mắc cao ngay từ đầu năm. Hàng tháng, ở các huyện, thị, thành phố thuộc tỉnh vẫn xuất hiện ổ dịch mới khiến số lượng người dân mắc sốt huyết không giảm, thậm chí tăng mạnh vào quý I.Đặc biệt vừa qua, Phú Yên còn phát hiện một trường hợp dương tính với virus Zika.

Thống kê của ngành y tế Phú Yên, từ đầu năm đến nay số ca mắc sốt xuất huyết ở cả người lớn và trẻ em đều có tỷ lệ tương đương nhau. Trong khi đó, bệnh do virus Zika và sốt xuất huyết đều có chung một véc tơ truyền bệnh là muỗi Aedes. Vì thế công việc cấp bách lúc này ở các địa phương là huy động sự tham gia của các ban ngành, đoàn thể và cả cộng đồng thực hiện các biện pháp ngăn chặn sự phát triển lây lan của muỗi.

Bộ Y tế kiểm tra công tác phòng chống bệnh sốt xuất huyết tại Phú Yên 


Ngày 30/8, Đoàn công tác của Bộ Y tế đã tổ chức kiểm tra, giám sát công tác phòng chống bệnh sốt xuất huyết tại Phú Yên. 

Thống kê cho thấy cả 9 huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh Phú Yên đều có người mắc sốt xuất huyết với tổng số ca bệnh là 1.733 ca. Địa phương có số ca bệnh nhiều nhất là huyện Phú Hòa (460 ca). Các chủng virut gây ra bệnh với 3 tuýp chính được ký hiệu là D1, D2 và D4. Đáng chú ý, có 1 bệnh nhân dương tính với virut Zika (xã Sơn Hội, huyện Sơn Hòa). 

Bác sĩ Nguyễn Thị Mộng Ngọc, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Phú Yên cho biết, nguyên nhân khiến bệnh sốt xuất huyết tăng là do diễn biến thời tiết phức tạp, nắng mưa xen kẽ tạo điều kiện thuận lợi cho muỗi truyền bệnh phát triển. Khó khăn trong công tác phòng, chống bệnh sốt xuất huyết của tỉnh Phú Yên là bệnh diễn biến rộng trên địa bàn toàn tỉnh, nhất là khu vực miền núi. Mặc dù, nắm rõ kiến thức về bệnh sốt xuất huyết nhưng người dân chưa có sự chủ động trong việc vệ sinh môi trường, diệt bọ gậy… 

Để hạn chế bệnh, Tiến sĩ Nguyễn Xuân Quang, Trưởng đoàn kiểm tra của Bộ Y tế đề nghị tỉnh Phú Yên tăng cường giám sát bệnh sốt xuất huyết tại các vùng trọng điểm; chủ động chuẩn bị hóa chất, đội ngũ bác sĩ… đề phòng bệnh có những diễn biến phức tạp trong những tháng cuối năm. Đồng thời trong công tác điều trị, các cơ sở phải tuân thủ đúng phác đồ của Bộ Y tế quy định…/. 

Văn Thanh Mai

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất