Thứ Tư, 18/12/2024
Kinh tế
Thứ Sáu, 29/11/2013 16:12'(GMT+7)

Tăng cường giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư công

(Ảnh minh họa: Anh Tôn/TTXVN)

(Ảnh minh họa: Anh Tôn/TTXVN)

Theo báo cáo của CIEM, năm 2012, tổng mức đầu tư chiếm 31,1% GDP, năm 2013 đã giảm xuống còn 29,1% GDP; trong đó, mức đầu tư thuộc ngân sách nhà nước giảm từ 20,3% xuống còn 18,7%.

Trong giai đoạn 2011 -2013, không tiếp tục mở rộng đầu tư công và điều chỉnh nguồn vốn đến đúng địa chỉ.

Phó giáo sư-tiến sỹ Lê Xuân Bá, Nguyên Viện trưởng CIEM cho biết, thời gian qua, các văn bản quy phạm đã và đang là cơ sở pháp lý quan trọng để quản lý đầu tư công nói chung và hoạt động đầu tư nói riêng.

Việc thi hành những luật này đã mang lại một số kết quả nhất định. Tuy nhiên, một trong những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư công thời gian qua là do hệ thống pháp luật về đầu tư công còn chưa hoàn chỉnh và chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế.

Tiến sỹ Nguyễn Đình Ánh, chuyên gia kinh tế cho biết, cơ cấu lại đầu tư cần gắn với cơ cấu lại ngân sách Nhà nước, cả từ góc độ nguồn lực cho đầu tư công cũng như sử dụng nguồn vốn đầu tư công trên cơ sở xác định lại vai trò của Nhà nước nói chung và của ngân sách Nhà nước nói riêng trong nền kinh tế và trong đầu tư.

Để công tác quản lý đầu tư công ngày càng hiệu quả, tiến sỹ Lê Xuân Bá cho rằng, cần sớm hoàn thiện khung pháp lý và ban hành Luật Quy hoạch để áp dụng thống nhất trong cả nước, phục vụ công tác quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội.

Giáo sư Nguyễn Quang Thái, Trưởng ban Kinh tế, Tổng thư ký hội Khoa học kinh tế Việt Nam cho rằng tái cấu trúc đầu tư với trọng tâm là đầu tư công chỉ có thể thành công trên cơ sở tiếp tục đổi mới tư duy và phương pháp xây dựng, tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội hàng năm.

Giáo sư Thái cũng cho rằng, cần làm rõ chức năng của đầu tư công; tiếp đến việc chỉ đạo công tác tái đầu tư công cần có sự chỉ đạo thống nhất của Chính phủ, có sự phối hợp của toàn hệ thống chính trị, có tầm nhìn trung và dài hạn.

Bên cạnh đó, cần thiết thành lập một Ủy ban chỉ đạo liên ngành, do Thủ tướng Chính phủ đứng đầu để thống nhất chỉ đạo, mà không chỉ giao cho Bộ Kế hoạch Đầu tư hay Hội đồng quốc gia về phát triển bền vững và nâng cao năng lực cạnh tranh.

Tại hội thảo, các đại biểu còn tập trung thảo luận các vấn đề như tại sao phải tái cơ cấu đầu tư công, tái cơ cấu đầu tư công quan hệ với tái cơ cấu tổng thể như thế nào và cách quản lý hiệu quả đầu tư công; thẩm định dự án đầu tư công ở Việt Nam; đánh giá hiệu quả đầu công thông qua cách tiếp cận định lượng./.

(TTXVN)

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất