Nằm trong chuỗi hoạt động ấy, từ ngày 24 đến 28-11-2014, tại Khách sạn Hạ Long Pearl (Hạ Long- Quảng Ninh), Hội đồng Anh đã tổ chức khóa tập huấn “Danh hiệu trường học hợp tác Quốc tế tích cực –ISA” cho Hiệu trưởng và các điều phối viên của 20 trường THCS, THPT trên cả nước. Các báo cáo viên đợt này là thànhf viên Hội đồng Anh đến từ Ấn Độ (Bà Jayanthi Sheshadri, Bà Rajni Gopal, Bà malathy Santhanam và Bà Purti Kohli). Cùng tham gia có bà Cao Thị Ngọc Bảo - Đại diện Hội đồng Anh tại Việt nam, các bà Nguyễn Phương Chi, Mai Thu Hà, Trần Thị Thanh Vân là cán bộ Hội đồng Anh tại Việt Nam. Về dự còn có đại diện Sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Ninh (Ông Ngô Văn Hợi – Phó giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Ninh) phát biểu khai mạc.
Một tiết học trao đổi nhóm |
Hội thảo chia làm 2 nội dung chính:
Từ ngày 24-26 tháng11-2014 dành cho việc tập huấn các trường mới tham gia. Tại đây, các điều phối viên được tư vấn để xây dựng một bản kế hoạch hoàn chỉnh của trường mình. Trong một bản kế hoạch có ít nhất 7 hoạt động manh tính toàn cầu có thể triển khai lồng ghép trong các hoạt động dạy học, ngoại khóa của nhà trường. Các trường đều chia sẻ kế hoạch mình đã xây dựng, cũng như các hoạt động mang yếu tố quốc tế của nhà trường trong 5 năm qua. Sau đó mỗi nhóm tự xây dựng một kế hoạch đầy đủ và trình bày trước lớp để mọi người cùng góp ý hoàn thiện. Hội đồng Anh cũng đã trao chứng nhận hoàn thành khóa học cho các điều phối viên tham gia lớp tập huấn.
Từ ngày 26-28 tháng 11/2014 là hoạt động đánh giá giữa kỳ đối với các trường đã tham gia Dự án lâu hơn. Cùng tham gia hoạt động này với Hội đồng Anh còn có 9 chuyên viên tiếng Anh đến từ các Phòng Giáo dục của Hà Nội. Các trường báo cáo kết quả mình làm được và đưa ra các minh chứng thuyết phục để làm căn cứ công nhận danh hiệu “Trường học hợp tác quốc tế tích cực - ISA” và trao cúp cho những trường có nhiều hoạt động ý nghĩa thiết thực.
Mục đích của Dự án là giáo dục nâng cao, hợp tác bền vững giữa Vương quốc Anh và những quốc gia khác về phát triển chuyên môn, đổi mới chương trình hệ thống, đối thoại chính sách, giúp thanh thiếu niên đạt được kết quả học tập cao hơn. Tham gia dự án, học sinh được trang bị những kỹ năng cần thiết để phát triển thành Công dân toàn cầu. Danh hiệu ISA cũng giúp cho học sinh trong trường nâng cao hiểu biết về các nước và chia sẻ với nhau về các nền văn hóa của nước mình, cũng như lồng ghép các yếu tố quốc tế trong chương trình học tập và hoạt động. Nó cũng song hành với công cuộc Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục của Việt nam đang thực hiện, giúp giáo viên trau dồi kỹ năng tích hợp liên môn trong bài dạy của mình.
Tin và ảnh: Nguyễn Thị Diệp