Thứ Hai, 7/10/2024
Đời sống
Thứ Năm, 30/12/2010 9:44'(GMT+7)

Thái Bình: Xây dựng các làng nghề phát triển bền vững

Tuy vậy, theo đánh giá của UBND tỉnh Thái Bình, đến nay, hầu hết các làng nghề ở Thái Bình vẫn chưa xây dựng được thương hiệu sản phẩm cho riêng mình. Vì vậy, tỉnh cần đặt ra vấn đề phát triển các làng nghề theo chiều sâu và có thương hiệu cho các sản phẩm nhằm giúp các làng nghề phát triển bền vững. Thời gian qua, Thái Bình đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ cho phát triển nghề, làng nghề và đã có những tác động tích cực trong phát triển nghề, làng nghề, thực hiện an sinh xã hội trên địa bàn.

Cũng phải thấy rằng quy mô các làng nghề ở Thái Bình còn nhỏ hẹp, chưa tập trung, chưa xây dựng được thương hiệu riêng cho từng sản phẩm. Các sản phẩm có tính thẩm mỹ cao, phù hợp với việc xuất khẩu như mây tre đan chủ yếu là cung ứng cho các đơn vị ngoài tỉnh hoặc ủy thác xuất khẩu. Chính vì thế, sản phẩm của nhiều làng nghề phải chịu sự cạnh tranh khốc liệt đối với những địa phương có sản phẩm tương đồng...

Mục tiêu phấn đấu của Thái Bình đến năm 2015, có 300 doanh nghiệp trong làng nghề, 200 làng nghề đạt tiêu chuẩn; giá trị sản xuất TTCN của khu vực nghề, làng nghề đạt 5.150 đồng; duy trì lao động ổn định tại các làng nghề 15 vạn người... Để thực hiện được những mục tiêu đó, tỉnh tiếp tục tạo ra phong trào thi đua phát triển nghề, làng nghề trong giai đoạn mới, chú trọng hơn đến tính phát triển bền vững trong quá trình thực hiện. Chủ trương của tỉnh là phát triển nghề, làng nghề theo chiều sâu, một mặt giữ vững các nghề truyền thống, đầu tư mạnh vào các khu làng nghề, có những chính sách khen thưởng và hỗ trợ cho các nghệ nhân, một mặt du nhập nghề mới và thúc đẩy phát triển các nghề này. Tỉnh tiếp tục tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh trong làng nghề vay vốn, hỗ trợ lãi suất, vốn vay ưu đãi, tiếp cận, tìm kiếm, khai thác, mở rộng thị trường trong và ngoài nước...; đồng thời giúp doanh nghiệp hình thành những cụm công nghiệp, điểm công nghiệp để tạo nên sự liên kết, nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm. Như vậy không những phát triển được nghề, làng nghề mà còn tăng được sự quảng bá cho từng địa phương, từng vùng- điều rất cần trong bối cảnh hội nhập hiện nay.

Bên cạnh việc phát triển nghề, làng nghề, trong thời gian tới, tỉnh cũng sẽ tập trung xây dựng thương hiệu sản phẩm làng nghề, chọn lựa những sản phẩm thực sự có thế mạnh, có truyền thống đầu tư xây dựng cho được thương hiệu mạnh, mang sắc thái, đặc trung riêng để nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường. Ngoài ra, tỉnh cũng hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất tham gia các hội chợ triển lãm khu vực và quốc tế theo chương trình xúc tiến thương mại hàng năm của Chính phủ. Về phía các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong làng nghề, để nâng cao vị thế của mình cũng cần phải đổi mới thiết bị và công nghệ mới, hiện đại để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm vừa bảo vệ được môi trường và phát triển nghề, làng nghề một cách bền vững, hiệu quả./.

Theo TTXVN

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất