Đại diện Việt Nam bày tỏ quan ngại về việc lãnh thổ của Liban tiếp tục bị vi phạm, ảnh hưởng đến sự ổn định của Liban và cả khu vực nói chung; kêu gọi các bên có liên quan tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền của Liban theo các Nghị quyết 1559 và 1701 của Hội đồng Bảo an.
Việt Nam chia sẻ quan ngại về tình hình đáng lo ngại ở khu vực Các Hồ Lớn tại châu Phi và đề cao việc cần phải giải quyết tận gốc nguyên nhân gây bất ổn.
Việt Nam kêu gọi các bên liên quan tránh có những hành động gây thêm căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên, đồng thời cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc nối lại đối thoại đàm phán sớm nhất có thể.
Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc ngày 19/10 đã họp thảo luận mở về tình hình Trung Đông, trong đó có vấn đề Palestine. Tại đây, Việt Nam đã kêu gọi Israel và Palestine kiềm chế để mở đường cho phục hồi tiến trình hòa bình.
Đại sứ Lê Thị Tuyết Mai kêu gọi các thành viên NAM cần tiếp tục tăng cường hợp tác đa phương, cả ở cấp độ toàn cầu và khu vực, nâng cao tiếng nói của Phong trào trên trường quốc tế.
Kế hoạch đầu tư này nằm trong lộ trình dài hạn "France 2030", trong đó trao cho các doanh nghiệp nhỏ và khởi nghiệp vai trò quan trọng trong công cuộc xây dựng nền công nghiệp tương lai của nước Pháp
Tại hội nghị mùa Thu của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB) ngày 12/10, IMF công bố báo cáo Triển vọng Kinh tế Thế giới (WEO) cho biết những đứt gãy trong các chuỗi cung ứng và sức ép giá đang kiềm chế đà phục hồi của nền kinh tế thế giới sau đại dịch COVID-19.
Ngày 12/10, Ủy ban Pháp lý (Ủy ban 6) Đại hội đồng Liên hợp quốc khóa 76 tổ chức phiên thảo luận toàn thể về đề mục Pháp quyền ở cấp độ quốc gia và quốc tế với sự tham dự của gần 100 quốc gia thành viên và quan sát viên. Tại đây, Việt Nam đã kêu gọi các nước tôn trọng nguyên tắc giải quyết hòa bình các tranh chấp quốc tế.
Đại sứ Đặng Đình Quý nhấn mạnh các nước cần giải quyết sớm các nguyên nhân gốc rễ của xung đột như vấn đề nghèo đói, bất bình đẳng và bất công, không khoan dung, phân biệt đối xử, kích động bạo lực.
Những chủ đề chính dự kiến được G20 tập trung thảo luận tại hội nghị là việc đảm bảo quyền con người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em, chống nạn đói... ở Afghanistan.
Trong 24 giờ qua, thế giới có thêm 297.190 ca mắc và 4.499 ca tử vong; Anh là nước có số ca mắc mới cao nhất thế giới với 34.574 ca, trong khi Nga là nước có số ca tử vong cao nhất, với 962 ca.
Từ 14 ngày sau khi tiêm mũi thứ hai, nguy cơ bệnh nặng đối với những người đã tiêm giảm 90%m bên cạnh đó, trong giai đoạn 5 tháng nghiên cứu, khả năng bảo vệ của vaccine đối với bệnh nặng không giảm.
WHO đã cấp phép sử dụng khẩn cấp một số vaccine ngừa COVID-19 nhưng đối với vaccine Sputnik V, tiến trình phê duyệt bị trì hoãn do thiếu một số thủ tục pháp lý.
Tham tán Công sứ Nguyễn Phương Trà bày tỏ quan ngại trước việc tình hình nhân đạo tại Ethiopia ngày càng xấu đi, đặc biệt là những tác động tiêu cực đến cuộc sống hằng ngày của hàng triệu người dân.
(TG) - Là một trong những nhà sản xuất dầu và khí đốt lớn nhất thế giới, Nga đang chịu áp lực phải đẩy mạnh cam kết ngay trước Hội nghị thượng đỉnh COP26 của Liên hợp quốc về khí hậu.