Ngày 6/7, hãng Kyodo dẫn một nguồn tin Chính phủ Nhật Bản cho biết Lực lượng Phòng vệ Biển (JMSDF) và Lực lượng Bảo vệ Bờ biển (JCG) của nước này sẽ sớm tổ chức cuộc tập trận chung đầu tiên tại vùng biển gần thủ đô Tokyo để đối phó với các tình huống va chạm "vùng xám" - tức là chưa đến mức có thể xảy ra các cuộc tấn công quân sự nhằm vào Nhật Bản.
(TG)- Hai mươi năm trước, những người lạc quan nhất cũng không thể ngờ được rằng sự tan băng trong quan hệ Việt Nam - Mỹ đã diễn ra với những diễn biến vượt mong đợi đến vậy. Kết quả này không phải bỗng nhiên mà có. Những người thức thời của hai nước Việt Nam và Mỹ đã dày công vun đắp trong thời gian dài 143 năm, từ 1873 đến nay, mới có hoa thơm, quả ngọt như hiện nay.
Theo nhận định hôm 6/7 của tờ Thời báo Tài chính (Anh), mặc dù tỏ rõ thái độ khá cứng rắn và quyết tâm không nhượng bộ, nhưng các nước thành viên Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) vẫn dành cho Hy Lạp cơ hội cuối cùng để trình bày kế hoạch cải cách mới vào tối 7/7.
Hội đồng quản trị của ECB mở cuộc họp khẩn để quyết định có tiếp tục "bơm vốn" cho các ngân hàng Hy Lạp hay không.
Ngày 6/7, Thủ tướng Hy Lạp Alexis Tsipras kêu gọi thành lập một "mặt trận dân tộc vững mạnh" để đàm phán với các chủ nợ nhằm tìm giải pháp cho cuộc khủng hoảng nợ, sau khi 61,3% cử tri nước này nói "không" với các kế hoạch cải cách trong cuộc trưng cầu ý dân ngày 5/7.
Theo kết quả kiểm phiếu chính thức cuộc trưng cầu ý dân tại Hy Lạp, 61,31% cử tri "xứ sở thần thoại" đã bác bỏ kế hoạch cải cách và chi tiêu khắc khổ do các chủ nợ quốc tế (gồm Liên minh châu Âu - EU, Ngân hàng Trung ương châu Âu - ECB và Quỹ Tiền tệ Quốc tế - IMF) đưa ra để đổi lấy cứu trợ cho nước này.
Ngày 5/7, các lực lượng Chính phủ Syria với sự hậu thuẫn của các tay súng Hezbollah tại Liban đã tiến vào thị trấn Zabadani, thành trì cuối cùng của phe nổi dậy Syria trên biên giới Liban, một ngày sau khi mở chiến dịch tấn công nhằm giành lại thị trấn này.
Ngày 6/7, năm người đại diện của Trung tâm Hòa bình Kim Dae-jung đã qua biên giới phân chia hai miền Triều Tiên sang thành phố Kaesong ở miền Bắc để thảo luận về các chi tiết của chuyến thăm sắp tới của bà Lee Hee-ho, phu nhân cố Tổng thống Hàn Quốc Kim Dae-jung.
Theo Kyodo/THX, Ủy ban Di sản Thế giới thuộc Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) ngày 5/7 đã quyết định bổ sung “Các địa danh trong Cuộc Cách mạng Công nghiệp thời Minh Trị của Nhật Bản” vào danh sách Di sản Văn hóa Thế giới.
Phát ngôn viên Chính phủ Campuchia, ông Phay Siphan ngày 4/7 bày tỏ sự bất bình đối với hành vi giẫm chân lên bản đồ quốc gia của nghị sỹ Đảng Cứu nguy dân tộc Campuchia (CNRP) Um Sam An tại buổi họp báo công bố bản đồ gốc được sử dụng trong hoạt động phân giới cắm mốc với Việt Nam, cũng như những cáo buộc vô căn cứ, mang tính xúc phạm sau đó của ông này cho rằng các tấm bản đồ này do Việt Nam làm ra.
Ba ngày sau thời hạn chót Hy Lạp phải thanh toán nợ cho Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Quỹ bình ổn tài chính Khu vực sử dụng đồng tiền chung Euro (EFSF) đã chính thức tuyên bố Athens mất khả năng thanh toán, động thái có thể khiến Hy Lạp phải rời khỏi Eurozone ngay lập tức, kéo theo nhiều hệ lụy cho khu vực.
Thông báo của Ban Thư ký ASEAN cho biết, Hội nghị quan chức cấp cao ASEAN - EU lần thứ 23 đã diễn ra ngày 2/7 tại Brussels (Bỉ), nhằm xem xét tăng cường quan hệ đối tác song phương và thảo luận về định hướng quan hệ trong tương lai.
Theo ông Putin, điều kiện tiên quyết cho sự hợp tác với nước khác là các nước không được gây nguy hại cho an ninh và chủ quyền của Nga.
Với vị trí nằm tiếp giáp với 1 nước thành viên NATO là Thổ Nhĩ Kỳ, Armenia là đồng minh số 1 của Nga tại khu vực Nam Caucasus nhạy cảm với nhiều đường ống dẫn khí đốt đan chéo nhau.
Sau khi nỗ lực xin gia hạn thanh toán nợ bị chối từ, Hy Lạp đã chính thức bị tuyên bố là “vỡ nợ” đối với khoản vay 1,5 tỷ ơ-rô (1,7 tỷ USD) của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và cận kề với “thảm họa” bị loại ra khỏi Khu vực sử dụng đồng tiền chung ơ-rô (Eurozone).