Theo AFP, ngày 30/1, Chủ tịch Cuba Raul Castro đã tán thành mối quan hệ hòa bình giữa Cuba với Mỹ trong bối cảnh hai quốc gia này đang tiến hành các cuộc thảo luận để khôi phục quan hệ sau nhiều thập kỷ đối địch.
Quyết định mới của Liên minh châu Âu (EU) liên quan tới trừng phạt Nga đang đặt thêm thử thách cho quan hệ hợp tác giữa hai bên, cho thấy EU một lần nữa đã bỏ qua cơ hội thoát khỏi lối mòn của sự nhận thức máy móc giản đơn về tình hình miền Đông Ukraine, việc gây áp lực bằng trừng phạt với Nga, cũng như việc tiếp nhận thông tin thực tế hoàn toàn một chiều.
Lầu Năm Góc trong tuần này đã tuyên bố tạm ngừng việc mở rộng quan hệ quốc phòng với Trung Quốc, khẳng định Washington sẽ không đồng ý tổ chức một cuộc giao lưu quân sự cấp cao mới cho tới khi hai nước có thể nhất trí về những quy định nhằm ngăn chặn các vụ đụng độ trên không. Tuy nhiên, các chuyến trao đổi đã được lên kế hoạch vẫn diễn ra đúng lịch trình.
Hãng thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA) đưa tin ngày 29/1, Bình Nhưỡng đã cử một phái đoàn do Thứ trưởng Ngoại giao Ri Kil Song dẫn đầu đi thăm bảy nước khu vực Đông Nam Á.
Theo hãng thông tấn TASS, Phó Thủ tướng Nga Dmitry Rogozin tuyên bố sẽ không có chuyện xem xét lại quyết định sáp nhập Crimea và Sevastopol vào Nga, bất chấp các biện pháp trừng phạt gây áp lực chưa từng thấy nhằm vào Moskva.
Theo Reuters, ngày 28/1, phong trào Hezbollah của Liban đã thừa nhận tiến hành vụ tấn công một đoàn xe quân sự của Israel vào trước đó cùng ngày, phá hủy một số xe quân sự của Israel và gây thương vong cho “quân địch”.
Ngày 28/1, sau khi kết thúc Hội nghị hẹp Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN (AMM Retreat), Bộ trưởng Ngoại giao Malaysia Anifah Aman đã tổ chức họp báo tại khách sạn Sutera Harbour, ở thành phố Kota Kinabalu, thủ phủ bang Sabah của Malaysia để thông báo kết quả hội nghị.
Ngày 26/1, Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc mở phiên họp đặc biệt về tình hình bạo lực ở miền Đông Ukraine.
THX đưa tin, ngày 26/1, Hàn Quốc đã bày tỏ lấy làm tiếc việc Triều Tiên "dọa" trừng trị thẳng tay hành động xuyên tạc của Seoul đối với thiện chí hướng tới đối thoại của Bình Nhưỡng.
Hãng tin Yonhap ngày 25/1 dẫn báo cáo của CRS (Cơ quan nghiên cứu chính sách trực thuộc Quốc hội Mỹ) cho rằng Mỹ sẽ “mất nhiều hơn được” nếu đưa Triều Tiên trở lại danh sách các nước hỗ trợ khủng bố.
AFP đưa tin trong cuộc điện đàm ngày 25/1, Thủ tướng Đức Angela Merkel đã hối thúc Tổng thống Nga Vladimir Putin “gây sức ép” đối với lực lượng ly khai ở Ukraine chấm dứt việc gia tăng đột ngột các vụ bạo lực trong thời gần đây khiến cộng đồng quốc tế quan ngại.
Đã 4 năm trôi qua kể từ khi cựu Tổng thống Ai Cập H.Mu-ba-rắc (Hosni Mubarak) bị lật đổ, đất nước Kim tự tháp vẫn ở trong vòng luẩn quẩn với bài toán an ninh và kinh tế.
Ấn Độ đã tưng bừng tổ chức các hoạt động kỷ niệm lần thứ 66 Ngày Cộng hòa trên khắp đất nước, bất chấp những cảnh báo về nguy cơ khủng bố.
Hãng tin Yonhap ngày 25/1 dẫn nguồn Hãng thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA) cho biết Triều Tiên đã yêu cầu Hàn Quốc tạo “môi trường thuận lợi” cho các cuộc đối thoại giữa hai miền Triều Tiên.
Đúng 10 giờ sáng 25/1, chiếc chuyên cơ Air Force One chở Tổng thống Mỹ Barack Obama đã đáp xuống sân bay quân sự Palam ở New Delhi, mở đầu chuyến thăm ba ngày nhiều kỳ vọng của ông tới Ấn Độ (25-27/1).