Thứ Sáu, 6/12/2024
Chung sức phòng chống thiên tai
Chủ Nhật, 15/11/2020 14:52'(GMT+7)

Theo dõi chặt chẽ diễn biến của cơn bão số 13

Đồng chí Phạm Đức Luận - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Phòng chống thiên tai kết luận tại cuộc họp

Đồng chí Phạm Đức Luận - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Phòng chống thiên tai kết luận tại cuộc họp

Vào hồi 8h30, tại Quảng Trị, vùng biển Vĩnh Linh xuất hiện mưa to và gió lớn trở lại. Gió rít mạnh, uốn cong ngọn cây.Tại bãi tắm Cửa Tùng, sóng lớn chiều hôm qua khiến các cửa hàng bị lột bay sàn gỗ, hành lang đi bộ tại bãi tắm bị sóng đánh vỡ từng mảng. Một số mái tôn hàng quán ngưòi dân bị hư hỏng.Ông Hoàng Văn Đức - nhân viên Trung tâm khuyến công và du lịch tại Cửa Tùng cho biết, sóng dâng cao 3m, tràn qua đường, làm hỏng bê tông hành lang bãi tắm.

Thông tin cập nhật từ Trung tâm dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia, lúc 8h ngày 15/11, vị trí tâm ngay trên vùng biển các tỉnh từ Quảng Bình đến Thừa Thiên Huế. Sức gió mạnh nhất: cấp 8-9 (60-90km/h), giật cấp 11.Dự báo trong 3 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc với tốc độ khoảng 15km/h.

Kiểm tra công tác chuẩn bị ứng phó bão số 13 tại Quảng Bình., Bộ trưởng yêu cầu chính quyền địa phương cần thực hiện đúng Công điện 1601/CĐ-TTg ngày 14/11/2020 của Thủ tướng, tuyệt đối không để người dân ở trên tàu trong khu neo đậu, lồng bè nuôi trồng thủy sản, các nhà dân không đảm bảo an toàn; rà soát, kiểm tra, quyết liệt sơ tán người dân hoàn thành theo kịch bản xong trước 21 giờ ngày 14/11. Bộ trưởng cũng lưu ý, do địa phương mới trải qua đợt mưa lũ lịch sử nên cần chú ý đến công tác vệ sinh môi trường.
(Ảnh TTXVN)
Hiện, toàn bộ 6.564 tàu cá của ngư dân trong địa bàn tỉnh Quảng Bình và 147 tàu cá của ngư dân ngoại tỉnh đã vào khu neo đậu an toàn tại các âu thuyền, bến bãi các khu vực Cảng Hòn La, Cảng Gianh, Âu thuyền Nhật Lệ.
 
Bộ đội Biên phòng Quảng Bình tích cực tuyên truyền cho bà con về hướng đi nguy hiểm của bão số 13; vận động đồng bào đến các vị trí cao tránh sạt lở khi mưa bão xảy ra; giúp bà con vùng sâu, vùng xa chằng chống lại nhà cửa, tuyệt đối không được chủ quan, lơ là...
 
Các địa phương tuyên truyền cho người dân và thực hiện phương án "bốn tại chỗ" để đảm bảo an toàn cho người, tài sản khi bão đổ bộ vào…
 
Lãnh đạo tỉnh Quảng Bình cùng Bộ đội Biên phòng tỉnh đã đi kiểm tra công tác phòng, chống bão số 13 và chỉ đạo việc di dời toàn bộ 34 hộ dân bản Sắt, xã Trường Sơn, huyện Quảng Ninh ra khỏi vùng sạt lở.
 
Đến 14 giờ ngày 14/11, 34 hộ dân ở bản Sắt đã hoàn tất việc di dời đến bản Cổ Tràng và Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học Trường Sơn. Công tác đảm bảo đời sống cho người dân cũng được các cấp chính quyền, Bộ đội Biên phòng chuẩn bị chu đáo.
 
(Ảnh )
 
Sáng nay, tại cuộc họp tại VPTT Ban chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai, ông Mai Văn Khiêm - Giám đốc Trung tâm khí tượng thủy văn Quốc gia cho biết tính đến 08 giờ ngày 15/11, vị trí tâm bão ở khoảng 17.0oN; 107.3oE, ngay trên vùng biển các tỉnh từ Quảng Bình đến Thừa Thiên Huế. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8-9 (60-90km/h), giật cấp 12.
 
Dự báo trong 06h tới, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 15-20km, đi vào đất liền các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế và suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Đến 13 giờ ngày 15/11, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở khoảng 17,2 độ Vĩ Bắc; 106,5 độ Kinh Đông, trên khu vực biên giới Việt Nam-Lào.Từ nay (15/11) đến ngày 16/11, từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế có mưa to đến rất to với lượng mưa từ 100-150mm, có nơi trên 200mm. Khu vực đồng bằng Bắc Bộ, Hòa Bình, Sơn La có mưa, có nơi mưa vừa, mưa to với lượng mưa phổ biến 40-80mm.
Đồng chí Mai Văn Khiêm - Giám đốc Trung tâm Khí tượng TVQG báo cáo tại cuộc họp
Ông Mai Văn Khiêm nhấn mạnh người dân cần đặc biệt lưu ý, sau khi đổ bộ vào đất liền , do tương tác với địa hình, trên đất liền từ phía Nam Nghệ An đến Thừa Thiên Huế có gió giật mạnh cấp 6-7, vùng gần tâm bão cấp 8-9, giật cấp 11 người dân cần đặc biệt lưu ý không chủ quan để đảm bảo an toàn.
 
 
Phát biểu tại cuộc họp, Ông Phạm Kiên - Phó chánh VP Bộ Công thương cho biết hiện nay, để đảm bảo an toàn cho người dân, Bộ Công thương đã chỉ đạo tập đoàn Điện lực EVN  chủ động cắt điện của 283 xã thuộc 6 tỉnh chịu ảnh hưởng của cơn bão số 13. Cũng tại cuộc họp, ông Nguyễn Xuân Dũng Đại tá VP UB Quốc gia ứng phó với sự cố thiên tai và Tìm kiến cứu nạn cho biết đã cử 02 đoàn công tác vào Quảng Bình và Thừa Thiên Huế ứng trực tại các địa điểm có nguy cơ cao, hỗ trợ người dân neo, đậu tàu thuyền, chằng chống nhà cửa nhằm giảm thiểu tối đa thiệt hại do bão gây ra.
 
Kết luận tại cuộc họp, Ông Phạm Đức Luận - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Phòng chống thiên tai nhấn mạnh cần:
1. Tiếp tục theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão, mưa lũ sau bão để kịp thời chủ động ứng phó sau bão.
2. Sẵn sàng lực lượng, phương tiện, vật tư, trang thiết bị ứng phó với thiên tai đặc biệt là bão, mưa lớn, lũ, lũ quét, sạt lở đất khi có yêu cầu
3. Kiểm tra, rà soát đảm bảo an toàn hồ chứa, hệ thống đê biển nhất là các hồ chứa xung yếu, đã đầy nước, các khu vực trọng điểm đê điều; tiếp tục tổ chức vận hành các hồ chứa thủy lợi, thủy điện đảm bảo an toàn công trình và chủ động cắt lũ cho hạ du
4. Kiểm tra, điều tiết giao thông đảm bảo an toàn về người và phương tiện trong thời gian bão đổ bộ và mưa, lũ sau bão.
5. Đảm bảo an ninh trật tự tại những khu vực sơ tán dân đi và đến./.

Tuấn Anh

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất