Chủ Nhật, 13/10/2024
Đời sống
Thứ Hai, 16/11/2009 20:27'(GMT+7)

Thí điểm mô hình "Can thiệp làm giảm thiểu tình trạng tảo hôn và kết hôn cận huyết thống" ở Sơn La: Nâng cao chất lượng dân số

Phụ nữ huyện Quỳnh Nhai - Sơn La nhận thuốc miễn phí tại chiến dịch chăm sóc SKSS (Ảnh: Ngọc Tân).

Phụ nữ huyện Quỳnh Nhai - Sơn La nhận thuốc miễn phí tại chiến dịch chăm sóc SKSS (Ảnh: Ngọc Tân).

 Nhức nhối nạn tảo hôn…

Mô hình được triển khai sẽ góp phần quan trọng làm giảm nhanh tỷ lệ tảo hôn và kết hôn cận huyết thống của người dân tại địa bàn các xã triển khai mô hình; làm giảm tỷ lệ trẻ em bị dị dạng, dị tật… do hậu quả của việc mang thai và sinh đẻ trong lứa tuổi vị thành niên và hôn nhân cận huyết thống; giảm tỷ lệ phụ nữ nạo phá thai; giảm chi phí và thời gian nghỉ lao động với lý do thai sản, góp phần thực hiện tốt hơn chính sách dân số của Đảng và Nhà nước.

Theo thống kê của Chi cục DS-KHHGĐ Sơn La, trong 3 năm (2006-2008), toàn tỉnh có 41.037 người kết hôn, trong đó tảo hôn là 2.513 người, chiếm 6,12%; không đăng ký kết hôn là 5.882 người, chiếm 14,33%. Số liệu này cho thấy, bên cạnh hiện tượng kết hôn cận huyết thống, thì tỷ lệ tảo hôn còn cao ở một số dân tộc thiểu số cư trú ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa. Chuyện trẻ em gái mới 14-15 bị bắt về làm vợ, rồi làm mẹ là hiếm gặp ở vùng đất này…

Các nghiên cứu khoa học đã khẳng định, ở tuổi này, cơ thể người mẹ chưa phát triển hoàn thiện, chưa đủ điều kiện sức khoẻ để nuôi dưỡng bào thai, do đó ảnh hưởng lớn tới sự phát triển bình thường của thai nhi. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến tử vong trẻ sơ sinh- tình trạng hay xảy ra ở miền núi cao, đồng bào dân tộc thiểu số. Ngoài ra, sinh con trong độ tuổi này cũng làm tăng tỷ lệ trẻ sinh ra bị nhẹ cân (dưới 2.500gam), hoặc dị dạng, dị tật.

Khoa học đã chứng minh tác hại của hôn nhân cận huyết thống có thể sinh con dị dạng hoặc mang bệnh tật di truyền như: Mù màu, bạch tạng, da vảy cá… Hôn nhân cận huyết thống là cơ sở cho những gene lặn bệnh lý tương đồng ở những ông bố, bà mẹ kết hợp với nhau và kết quả sinh ra những đứa con bệnh tật hoặc dị dạng di truyền.

Can thiệp để nâng cao chất lượng dân số…

Hy vọng, sau một năm triển khai, chúng tôi sẽ đánh giá để triển khai mạnh mẽ đề án này trong thời gian tới, trong giai đoạn 2011 – 2020, với mục đích góp phần nâng cao chất lượng dân số của Việt Nam nói chung và cho các dân tộc thiểu số ở miền núi phía Bắc và Tây Nguyên nói riêng. Đây là mô hình ban đầu mang tính thí điểm để cả Trung ương và địa phương cùng vừa làm vừa tìm tòi ra một mô hình lý tưởng nhất cho giai đoạn tới”, TS Dương Quốc Trọng, Tổng Cục trưởng Tổng cục DS-KHHGĐ chia sẻ.

Để góp phần nâng cao chất lượng dân số thông qua việc giảm thiểu tình trạng tảo hôn và kết hôn cận huyết thống trên địa bàn, Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh Sơn La đã phối hợp với các sở, ban, ngành, đoàn thể liên quan xây dựng thí điểm mô hình “Can thiệp làm giảm tình trạng tảo hôn và kết hôn cận huyết thống giai đoạn 2009-2010”.

Mô hình được triển khai thí điểm trên địa bàn 4 xã của 2 huyện Phù Yên và Bắc Yên với tổng kinh phí trên 500 triệu đồng. Đối tượng mà mô hình hướng tới là các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ; nhóm vị thành niên, thanh niên (từ 10-24 tuổi); phụ nữ và nam giới kết hôn trước tuổi; những cặp vợ chồng kết hôn cận huyết thống và các bà mẹ kết hôn trước tuổi đang mang thai hoặc đã sinh con.

Mục tiêu chung của mô hình là tăng cường sự cam kết của các cấp uỷ Đảng, chính quyền, tổ chức chính trị, xã hội và những người có uy tín tại địa bàn, tạo môi trường thuận lợi về chính sách, nguồn lực và tham gia thực hiện các hoạt động của mô hình; tăng cường hiểu biết, nâng cao nhận thức và chuyển đổi hành vi thích hợp cho các nhóm đối tượng về các nội dung như: Luật Hôn nhân và Gia đình, quy định về đăng ký kết hôn và khai sinh, các nội dung chăm sóc SKSS/KHHGĐ; xây dựng và tăng cường các hoạt động can thiệp nhằm làm giảm tỉ lệ các trường hợp tảo hôn, kết hôn cận huyết thống tại địa bàn triển khai mô hình.

Theo TS Dương Quốc Trọng, Tổng Cục trưởng Tổng cục DS-KHHGĐ: Mô hình can thiệp này triển khai tốt sẽ hạn chế được tình trạng trẻ sinh ra bị dị tật, nâng cao chất lượng dân số, tránh hậu quả nặng nề cho các thế hệ sau này.

Giadinh.net 

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất