Thứ Hai, 18/11/2024
Thế giới
Thứ Sáu, 26/6/2009 7:39'(GMT+7)

Thiên đường trốn thuế: OECD khoe khoang “tiến bộ”

Thụy Sĩ, Áo và Luxemburg đã trở thành những quốc gia mới nhất đồng ý về việc nới lỏng tính bí mật của các ngân hàng nước họ, sau các cuộc đàm phán với Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD). Trong ảnh là logo của ngân hàng UBS Thuỵ Sĩ

Thụy Sĩ, Áo và Luxemburg đã trở thành những quốc gia mới nhất đồng ý về việc nới lỏng tính bí mật của các ngân hàng nước họ, sau các cuộc đàm phán với Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD). Trong ảnh là logo của ngân hàng UBS Thuỵ Sĩ

Mọi thứ diễn ra tốt đẹp trong cuộc chiến chống lại các thiên đường trốn thuế. Và bây giờ là việc trừng phạt! Đó là thông điệp mà các nước thành viên quan trọng của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) muốn đưa ra hôm qua (24/6/2009) trong phiên họp tại Berlin theo sáng kiến của Pháp và Đức để thảo luận về tình trạng tiến triển của hồ sơ trên. Một sự lạc quan đã giải quyết dứt khoát định mệnh mà cách đây vài tháng người ta vẫn nghe ngóng về chủ đề này.

Chính từ cuộc họp cuối cùng của OECD về chủ đề này vào tháng 9/2008 và hội nghị G20 tại Luân Đôn tháng 4/2009 mà các nước đã thay đổi triệt để nội dung phát biểu của mình. Khi mà các nước bảo vệ các bí mật ngân hàng của họ, giờ đây họ nói sẵn sàng làm một điều ngoại lệ liên quan những mối nghi ngờ trốn thuế do các cơ quan thuế nước ngoài gán ghép. Đó chính là điều mà Tổng thư ký OECD Angel Gurría hài lòng: “Lần cuối cùng chúng tôi gặp nhau mới chỉ cách đây có 8 tháng để thảo luận cách thức giải quyết những trì trệ trong việc áp dụng các tiêu chuẩn của OECD về việc minh bạch và trao đổi thông tin. Trong 8 tháng vừa qua, chúng tôi đã có tiến triển hơn 10 năm trước”.

Danh sách đen. Trước sức ép của quốc tế và sợ nằm trong danh sách đen các lãnh thổ bất hợp tác, các nước bị cáo giác đã chấp nhận ký kết các hiệp định mới nhằm trao đổi thông tin liên quan “trốn lậu thuế”. Theo cách nói của OECD, điều này được diễn giải bởi “loại bỏ những điều khoản ngoại trừ theo điều 26 của thoả thuận thuế”. Ông Angel Gurría cũng hài lòng về việc 48 nước đã thông qua các tiêu chuẩn của tổ chức, tức nhiều gấp đôi cách đây 6 năm. Ông cũng nêu rõ những “tiến bộ” của Áo, Bỉ, Luxembourg và Thuỵ Sỹ-4 nước tiêu biểu từ khi là thành viên của OECD song nằm trong danh sách đen bởi không tôn trọng những điều ước. Ông Gurría cũng thông báo: “Tuần tới Áo sẽ thay đổi pháp chế để bắt đầu áp dụng các hiệp ước đã ký. Bỉ đã đề nghị 80 nước ký kết một nghị định thư trong đó có điều 26. Luxembourg đã ký các hiệp ước với Bahreïn, Đan Mạch, Pháp, Ấn Độ, Hà Lan và Mỹ. Thuỵ Sỹ mới đây đã ký các hiệp ước với Đan Mạch, Pháp, Mêhicô, Na Uy và Mỹ”.

Biểu tượng của sự thay đổi không khí, đó là sự nồng ấm trong quan hệ giữa Bộ trưởng tài chính Đức Peer Steinbrück và Bộ trưởng tài chính Thụy Sĩ Hans-Rudolf Merz. Cách đây 8 tháng, ông Steinbrück đã tuyên bố rằng “Thuỵ Sỹ khuyến khích trốn lậu thuế” và rằng nước này xứng đáng “có mặt trong danh sách đen của OECD”, điều này khiến một nghị sỹ Thuỵ Sỹ đã so sánh ông với một tên đức quốc xã. Tối thứ 2 vừa qua, hai bộ trưởng đã ăn tối cùng nhau. Khi ra về, bộ trưởng Đức tuyên bố “đã xích lại gần nhau về quan điểm nghề nghiệp và cá nhân” với bộ trưởng Thuỵ Sỹ. Và bộ trưởng Thuỵ Sỹ nói đã tìm thấy ở ông Steinbrück một “người bạn”.

Trừng phạt. Trong sự sảng khoái vây quanh, người ta không quên cánh cửa trừng phạt… nhưng lùi lại đến những ngày đẹp hơn. Bộ trưởng đặc trách ngân sách Pháp Eric Woerth đã giải thích: “Chúng tôi đã quyết định thực hiện một sự kiểm soát trong các nước thành viên” và nhắc đến “các giải pháp trả đũa” áp dụng đối với các nước “không ký hoặc không tuân thủ các thoả thuận”. Tuy nhiên, mỗi nước sẽ quyết định hình thức áp dụng của riêng mình. Theo ông Woerth, điều này có thể diễn giải bởi việc bãi bỏ các thoả thuận cũ với các nước không có tinh thần hợp tác hay bởi các yêu cầu “các tập đoàn tài chính chứng tỏ sự minh bạch trong quan hệ mà họ duy trì trong hay qua trung gian là các thiên đường trốn thuế”.

Và trong chuỗi những việc mà “các nước sẽ thay đổi”, ông Woerth đã hứa rằng “trong tương lai, không chỉ là những nước này mà cả các thể chế tài chính như các xí nghiệp, các tổ chức và các công ty khác nhau” sẽ bị tăng cường kiểm soát. Nhưng ông cũng tránh chỉ ra OECD sẽ thực hiện như thế nào.

  • Thái Hà Theo báo LIBERATION.fr
Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất