Thứ Ba, 24/9/2024
Kinh tế
Thứ Ba, 4/11/2008 17:17'(GMT+7)

Thứ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Cẩm Tú: Giảm giá xăng dầu phải cân nhắc lợi ích ba bên

Thứ trưởng Nguyễn Cẩm Tú

Thứ trưởng Nguyễn Cẩm Tú

Phóng viên: Thưa ông, dư luận vẫn chưa hết băn khoăn khi giá xăng dầu thế giới tăng thì các doanh nghiệp tăng giá xăng trong nước rất mạnh; sau đó, khi giá dầu thế giới giảm mạnh thì các doanh nghiệp lại giảm rất nhỏ giọt. Như thế là không sòng phẳng?

Thứ trưởng Nguyễn Cẩm Tú: Nói như thế là chúng ta không nói đến vấn đề “thời gian” trong việc tăng-giảm giá xăng dầu. Thực tế, từ ngày 25-2 đến 21-7 là cả thời gian 5 tháng trời. 5 tháng đó, dù giá dầu thế giới tăng rất cao nhưng Chính phủ - để bảo đảm mục tiêu kiềm chế lạm phát, đã chấp nhận bù giá trong thời gian gian dài, sau thời điểm 21-7 mới tăng giá xăng dầu trong nước.

Từ thời điểm 21-7 đến nay, doanh nghiệp đã có 4 lần giảm giá xăng dầu, điều đó là rất có lợi cho người dân. Nói có lợi cho người dân là vì 4 lần giảm, mỗi lần giảm 500đ/lít, tổng cộng giảm 2.000 đ/lít, như thế là có lợi rất nhiều cho người tiêu dùng, theo kiểu giá xăng dầu thế giới giảm đến đâu, doanh nghiệp giảm thế đó. Thay vì để dồn lại và giảm một lúc 2.000đ/lít thì thực hiện giảm 4 lần, như thế là có lợi hơn cho người tiêu dùng.

Điều tôi cũng cần phải nói là trong việc giảm giá xăng dầu lần này, các doanh nghiệp đã rất chủ động. Để giảm giá vào ngày 14-10, các doanh nghiệp đã xin phép cơ quan quản lý. Nhưng sau 3 ngày, cơ quan quản lý chưa kịp phản hồi thì các doanh nghiệp đã tự động giảm (theo quy định sau khi báo cáo 3 ngày mà chưa có phản hồi sẽ được áp dụng). Những lần giảm sau, các doanh nghiệp cũng rất chủ động. Chúng tôi đánh giá đó là tín hiệu rất đáng mừng.

- Thưa ông, giá dầu thế giới giảm mạnh, vậy điều hành giá xăng dầu sẽ ưu tiên bảo đảm an sinh xã hội hơn hay lợi ích Nhà nước hơn?

Người tiêu dùng trong nước vẫn cảm thấy giá xăng giảm chưa “khớp” với tình hình xăng dầu thế giới. Ảnh: ĐỨC TRÍ

- Chúng ta đều biết rằng giá xăng dầu trong nước phải bảo đảm 2 nguyên tắc: Kiềm chế lạm phát và ưu tiên cho an sinh xã hội. Thực tiễn cũng cho thấy, khi giá xăng dầu thế giới tăng cao thì Nhà nước phải bù lỗ cho doanh nghiệp để giải quyết việc giữ giá dầu cho sản xuất và bảo đảm an sinh xã hội. Khi giá xăng dầu thế giới giảm, thì cũng phải giảm giá để bảo đảm an sinh xã hội.

Hiện nay, giá dầu thô giảm xuống dưới 70 USD/thùng, đây là lúc phải cân nhắc cả 3 lợi ích: Nhà nước, doanh nghiệp và người tiêu dùng. Tức là phải thực hiện cả 2 việc: Áp thuế doanh nghiệp và giảm giá cho người tiêu dùng. Trong giai đoạn tới, chúng ta sẽ phải thực hiện nguyên tắc này một cách đầy đủ, phải cân nhắc để bảo đảm lợi ích cả 3 bên. 

- Nhưng dư luận vẫn lo, doanh nghiệp sẽ đặt nặng quan tâm lợi ích của mình hơn là của người tiêu dùng, của Nhà nước?

- Điều hành giá xăng dầu đã theo cơ chế thị trường. Cơ quan nhà nước không thể bắt doanh nghiệp tăng-giảm giá bằng biện pháp hành chính, mà thay vào đó là các biện pháp kinh tế. Vì vậy, chúng ta không lo việc doanh nghiệp đặt nặng lợi ích của mình. Nếu giá dầu thế giới giảm mà doanh nghiệp không giảm giá xăng dầu trong nước, Nhà nước sẽ điều tiết lợi ích của doanh nghiệp bằng việc áp thuế. Mà doanh nghiệp cũng biết là nếu bị áp thuế, sẽ khó khăn rất nhiều cho doanh nghiệp, nhất là khi giá thế giới tăng. Vì vậy, cần phải tin rằng, nếu sử dụng tốt các biện pháp kinh tế thì sẽ hữu hiệu không khác gì các biện pháp hành chính.

- Cảm ơn ông!.

(SGGP điện tử)

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất