Thứ Sáu, 20/9/2024
Kinh tế
Chủ Nhật, 16/6/2013 8:38'(GMT+7)

Thúc đẩy kinh doanh sáng tạo vì người nghèo

Hội thảo giới thiệu và kêu gọi nộp Đề xuất kinh doanh lần thứ 2 - Quỹ Thách thức Doanh nghiệp Việt Nam (VBFC)..

Hội thảo giới thiệu và kêu gọi nộp Đề xuất kinh doanh lần thứ 2 - Quỹ Thách thức Doanh nghiệp Việt Nam (VBFC)..

Ông Javier Ayala, Giám đốc Điều hành VBCF đã khẳng định như vậy, nhân dịp Quỹ này đang kêu gọi đợt 2 việc đề xuất dự án từ phía các doanh nghiệp Việt Nam để tiếp tục tài trợ. Thời gian nhận đề xuất đợt 2 kéo dài đến tháng 8/2013.

Việt Nam đã chuyển đổi phát triển kinh tế từ dựa vào nông nghiệp là chủ yếu sang dựa vào sản xuất các sản phẩm có giá trị gia tăng. Những thành tựu to lớn từ phát triển kinh tế trong những năm đổi mới đã đưa Việt Nam trở thành một quốc gia có mức thu nhập trung bình. Mặc dù vậy, đến nay vẫn có hàng triệu người Việt Nam ở nông thôn và vùng ven đô thị vẫn chưa có điều kiện tiếp cận thị trường, tiếp cận các dịch vụ cơ bản và các cơ hội tăng thu nhập. Những đối tượng này đang là một phân khúc thị trường tiềm năng lớn.  

Nhằm giúp cho các doanh nghiệp tư nhân ở Việt Nam thực hiện mô hình kinh doanh với sự tham gia của người có thu nhập thấp trên cơ sở đôi bên cùng có lợi, VBCF do Chính phủ Anh tài trợ thông qua Bộ Phát triển quốc tế Anh (DFID) với tổng kinh phí 7 triệu bảng Anh, sẽ tài trợ không hoàn lại tối đa lên đến 800.000 USD nếu doanh nghiệp đề xuất được ý tưởng kinh doanh sáng tạo, có tiềm năng tạo lợi nhuận và có sự tham gia của người nghèo thuộc 3 lĩnh vực là nông nghiệp; tăng trưởng xanh; cơ sở hạ tầng quy mô nhỏ và dịch vụ cơ bản. Các ý tưởng kinh doanh này hướng tới giải quyết được ít nhất một trong 7 thách thức, bao gồm:

Thứ nhất, tạo ra giá trị gia tăng cho chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp trong nước hoặc quốc tế, đồng thời mang lại lợi ích cho người dân có thu nhập thấp.

Thứ hai, giới thiệu được các phương thức và công nghệ sản xuất thân thiện với môi trường ở mức nông hộ.

Thứ ba, giới thiệu các giải pháp cơ sở hạ tầng (thủy lợi, lưu kho, sấy, thu gom…) cho chuỗi sản phẩm từ hộ gia đình.

Thứ tư, giới thiệu các giải pháp năng lượng và phát thải thấp bền vững, thu hút sự tham gia hoặc đem lại lợi ích cho người có thu nhập thấp.

Thứ năm, giảm thiểu ô nhiễm môi trường và cải thiện điều kiện kinh tế của cộng đồng có thu nhập thấp thông qua chuyển đổi phế thải thành năng lượng.

Thứ sáu, cung cấp các giải pháp về nhà ở, nước sạch, dịch vụ vệ sinh, cơ sở hạ tầng nông thôn (đường xá, cầu cống, hệ thống thủy lợi…) cho các hộ gia đình nông thôn.

Thứ bảy, giới thiệu các giải pháp di động cải thiện các điều kiện tiếp cận các dịch vụ gia tăng giá trị (dịch vụ thông tin, dịch vụ tài chính…) cho các hộ gia đình nông thôn.

Ngoài ra, doanh nghiệp phải chứng minh được kinh nghiệm ít nhất 2 năm trong ngành liên quan tới dự án đề xuất và phải có đủ năng lực đóng góp ít nhất 51% tổng giá trị đầu tư của dự án.

Các doanh nghiệp được VBCF hỗ trợ tài chính đợt này sẽ có ít nhất 2 năm để thực hiện mô hình kinh doanh của mình. Tới tháng 12/2015, họ phải đạt được kết quả kinh doanh là tăng lợi nhuận/doanh thu; cải thiện điều kiện sống cho người có thu nhập thấp (tăng thu nhập, nâng cao cơ hội việc làm và tiếp cận hàng hóa, dịch vụ giá hợp lý); giảm các tác hại đối với môi trường.

Trong bối cảnh tiếp cận các nguồn vốn của doanh nghiệp còn hạn chế, việc VBCF hỗ trợ kinh phí thực hiện các dự án kinh doanh cùng người có thu nhập thấp là một cơ hội đầu tư tuyệt vời cho doanh nghiệp xây dựng và phát triển các mô hình kinh doanh năng động, tập trung vào các sản phẩm đổi mới, sáng tạo, phân khúc thị trường mới tiềm năng./.

Mục tiêu VBCF hướng tới là giúp các công ty tư nhân đang hoạt động tại Việt Nam phát triển các dự án mang lại lợi ích cho người dân có thu nhập thấp thông qua tạo việc làm, nâng cao thu nhập và cải thiện điều kiện tiếp cận sản phẩm, dịch vụ mới với giá hợp lý; các dự án này phải phát triển bền vững về mặt thương mại và có thể được nhân rộng về lâu dài./.

PV


Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất